Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như “trái tim thứ hai” của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Giảm stress
Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn sâu, giảm stress, loại bỏ áp lực phiền muộn. Ngoài ra, nó còn giúp phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Quan trọng nhất, ngâm chân mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, qua đó tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu.
Chữa chóng mặt và điều trị chứng đau đầu
Rất ít người biết rằng, đôi bàn chân của chúng ta tuy vô cùng nhỏ bé nhưng lại là nơi chứa đựng rất nhiều huyệt đạo, đặc biệt các dây thần kinh dưới chân lại tác động nhiều đến bộ phận khác trên não bộ. Vậy nên, việc nâng niu và chăm sóc bàn chân cũng quan trọng không kém các nơi khác trên cơ thể, nhất là nó còn có thể chữa chóng mặt và điều trị chứng đau đầu dai dẳng.
Giúp ngủ ngon hơn
Nhiều người hay bị mất ngủ bởi rất nhiều lý do khác nhau, đôi lúc tốn bạc triệu nhưng vẫn không thể khỏi được. Theo các chuyên gia, tốt nhất hãy vừa ngâm vừa kết hợp massage chân sẽ giúp mạch máu lưu thông hiệu quả hơn. Từ đó, các huyệt dưới chân sẽ được tác động và làm cơ thể cũng như bộ não được thư giãn. Lặp đi lặp lại hàng ngày và chứng mất ngủ cũng từ đó mà biến mất.
Chữa tổn thương khớp
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt nếu kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ hỗ trợ cho việc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ thoái hóa đầu gối, tổn thương cơ bụng, cơ chân cho đến bong gân chân hay đau gót chân. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
Khử mùi hôi chân
Không chỉ mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn có thể giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Thậm chí, các bệnh thường xuất hiện vào mùa đông như nứt chân, mồ hôi chân nhiều, tê chân… cũng được giải quyết triệt để. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ và thơm tho hơn.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Các chuyên gia cho hay rằng, ngâm chân trong nước nóng thường xuyên sẽ giúp các mạch máu trong cơ thể mở rộng hơn. Từ đó huyết áp sẽ được giảm và tránh được các bệnh như cao huyết áp.
Bàn chân là điểm tựa của cả cơ thể, vậy nên việc chăm sóc nó cũng quan trọng không kém
Thảo dược ngâm chân: Muối hạt, gừng tươi, lá lốt, ngải cứu, củ sả, lá tre, lá bưởi, quả chanh là những nguyên liệu dễ tìm để làm nước ngâm chân, góp phần trị chứng lạnh chân, lưu thông mạch máu, giảm đau cơ bắp. Với các loại lá thì nên đun sôi; với các loại củ, có thể đun hoặc giã ngâm trực tiếp. Ngoài ra, có thể ngâm chân với tinh dầu quế, dầu bưởi hoặc rượu trắng…
Thời gian ngâm chân: Nên ngâm chân vào buổi tối, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn tối thiểu một giờ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Không được ngâm chân khi đang đói bụng hoặc sau khi uống rượu. Thời gian ngâm khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc cách ngày.
Điều chỉnh nhiệt độ ngâm chân: Nên ngâm chân bằng nước ấm, nhiệt độ khoảng 40 – 50oC, tùy độ tuổi, thể trạng và thời tiết. Trong tiết trời quá lạnh thì không ngâm chân trong nước quá nóng bởi có thể dẫn đến sốc nhiệt, phình vỡ mạch máu, tổn thương da. Sau khi ngâm, cần dùng khăn lau khô và lập tức ủ ấm chân, nhất là vào những ngày lạnh. Nên xoa thêm kem để tránh da bàn chân bị khô nứt.
Mức nước ngâm chân: Mực nước ngâm cần ngập cổ chân, ít nhất là trên mắt cá khoảng 2cm, để giúp khí huyết trong kinh mạch được lưu thông tốt nhất, qua đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Đối tượng cần lưu ý: Tuy ngâm chân có nhiều tác dụng nhưng những người có bệnh tim mạch, huyết áp, suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp cần hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp. Những người có vết thương hở ở chân hoặc đang bị bong gân thì không nên ngâm chân. Việc ngâm chân cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, để chữa ho và sổ mũi cũng chưa được chứng minh là đúng, do đó cần thận trọng. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng, tốt nhất chỉ cần dùng nước ấm rửa chân.
Thùy Trang