(Moitruong.net.vn) – Miền Bắc đang trải qua những ngày lạnh buốt của mùa đông khi nhiệt độ luôn duy trì ở mức thấp, điều này khiến cho rất nhiều người cảm luôn phải trải qua cảm giác tay, chân buốt lạnh. Để giữ ấm thân nhiệt cho cơ thể cũng như tay, chân bạn cần.
Sưởi ấm để bàn tay được giữ nhiệt
1. Xoa tay và chân
Thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hành động này có thể cải thiện tuần hoàn của mạch máu. Xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Dùng một tay nắm chạt, một tay có sát vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần, đổi bên, làm tương tự, cũng có tác dụng lưu thông máu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân.
2. Vận động nhanh
Các nhân viên văn phòng thường bận mải với công việc, bạn có thể chọn một số hoạt động nhẹ nhàng và kết hợp với làm việc. Nên tập thể dục từ 3 đến 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút, giúp cải thiện sức khỏe, giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra, khi xong việc, đi ra ngoài, nên đi bộ thật nhanh. Chỉ cần leo lên cầu thang, chạy nhảy tại chỗ cũng giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể.
3. Tắm nắng
Y học Trung Quốc cho rằng, cơ thể con người nên tăng thêm phần khí dương bằng cách tắm nắng. Thời gian tốt nhất cho việc tắm nắng là vào buổi chiều từ 16 đến 18 giờ chiều, mỗi lần khoảng nửa giờ. Ngoài ra, trong khi tắm nắng có thể massage xoa bóp khắp cơ thể, giúp điều chỉnh phần tạng phủ trong cơ thể.
4. Đừng thức trắng đêm
Ở đô thị, nhiều người thức đến 3 hoặc 4 giờ sáng. Hành động này sẽ làm cho bàn chân, bàn tay lạnh, não bộ mất kiểm soát, hệ thống miễn dịch bị yếu, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Mùa thu và mùa đông cần đảm bảo giấc ngủ đầy đủ. Điều chỉnh lịch ngủ nghỉ hợp lí, ngủ sớm nếu công việc cho phép.
5. Nên tắm và ngâm chân tay bằng dược liệu
Mùa này, bạn nên cho thêm vào nước tắm một vài loại dược liệu có sẵn như gừng hoặc tinh dầu quế . Nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu huyết lưu thông. Ngoài ra, nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ với nước nóng khoảng 40 độ, cho thêm chút muối và gừng, để nước ngập mắt cá chân, ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó nhớ lau khô chân ngay và đừng để lạnh ướt.
6. Có chế độ ăn uống phù hợp
Vào mùa đông, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm nhiều Vitamin A, B1, E để giúp tái tạo máu, mở rộng các mạch máu và làm tăng khả năng chịu lạnh cho cơ thể như bí đỏ, cà chua, súp lơ, hạt tiêu, cà rốt…
Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm calo và chất béo để cơ thể sản sinh được lượng nhiệt nhiều hơn như các loại thịt đỏ. Đồng thời, tránh ăn những loại quả có tính hàn như lê, củ đậu…
7. Uống nước đầy đủ
Vào mùa đông lạnh, do mọi vận động của cơ thể không mất nhiều nước nên bạn thường bỏ quên việc bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày vào mùa đông. Nhưng bạn không biết rằng, nước có vai trò quan trọng trong việc giữ ấm cơ thể. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khí huyết lưu thông tốt, nhất là đôi bàn tay.
8. Sưởi ấm
Đốm lửa, lò sưởi, động cơ xe và thậm chí máy vi tính đang hoạt động cũng thải ra nhiều nguồn nhiệt mà bạn có thể sử dụng sưởi ấm.
Tuy nhiên lưu ý đừng đến quá gần và tránh chạm trực tiếp vào nguồn lửa.
Nếu đang đeo bao tay, bạn nên tháo ra để bàn tay có thể tiếp xúc trực tiếp với hơi ấm.
Ngoài ra, bạn hãy thử lộn ngược bao tay và “hơ” nó cạnh nguồn nhiệt. Chắc chắn khi mang bao tay trở lại, bạn sẽ cảm thấy ấm áp lạ thường.
9. Không uống rượu
Khi uống rượu, các mạch máu dưới da nở ra làm cho máu tập trung ở “vùng ven” thay vì ở trung tâm.
Do đó bạn thường có cảm giác làn da trở nên ấm hơn, cơ thể nóng lên nhưng thực sự nhìn chung rượu làm giảm thân nhiệt.
Cụ thể, da người chứa nhiều thụ thể cảm giác giúp nhận biết sự thay đổi nhiệt độ. Việc máu tập trung nhiều ở da khi uống rượu gửi một loạt thông điệp tới bộ não cho biết “cơ thể đang nóng”.
Cơ thể người uống rượu cho rằng nhiệt độ đang tăng lên nên bắt đầu đổ mồ hôi để giảm nhiệt. Điều này có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng, nhất là với những người có thể trạng yếu.
Hướng Dương (T/h)