Lợi ích tuyệt vời của xông hơi đối với sức khỏe và làn da

Tú Anh (t/h)|20/08/2019 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Xông hơi là một liệu pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp được áp dụng phổ biến, nhất là đối với phái nữ.

Xông hơi có thể coi là một phương pháp hiệu quả giải độc tự nhiên. Hơi nóng từ xông hơi làm giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy việc đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể theo đường mồ hôi.

Cải thiện sức khỏe da

Cả hai cách xông hơi nước và khô sẽ làm cho một người đổ mồ hôi do nhiệt. Mồ hôi làm mở các lỗ chân lông và giúp làm sạch làn da bên ngoài.

Xông hơi giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài làm việc vất vả, giúp các mạch máu dưới da được giãn nở tăng cường sự lưu thông khí huyết, sự tuần hoàn máu, đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể qua việc bài tiết mồ hôi.

Làm ấm cơ thể sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và da chết. Biện pháp này đã được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá.

Trong lĩnh vực làm đẹp, xông hơi là một biện pháp chăm sóc da hiệu quả và tiết kiệm. Dưới tác động của nhiệt độ, các lỗ chân lông sẽ giãn nở, loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài, giúp da sạch mụn và kích thích sự hình thành collagen, khi đó làn da sẽ trở nên mịn màng và đẹp hơn. Tinh dầu sử dụng kèm theo chứa các chất có lợi giúp làm lành các vết thương cho da sáng khoẻ, ngoài ra nếu bạn thực hiện các động tác massage cho da trong khi xông hơi và dùng kem dưỡng sau khi kết thúc sẽ tăng cường những lợi ích tốt cho da.

Phục hồi cơ thể sau giờ tập luyện

Thông thường, sau khi tập luyện, cơ bắp của một người sẽ cảm thấy đau. Vì vậy, nếu thư giãn các cơ để thúc đẩy phục hồi nhanh chóng và lành mạnh bằng xông hơi nước sẽ rất tốt.

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc áp dụng ngay lập tức hơi nóng nước sau khi tập luyện giúp giảm đau và duy trì sức mạnh cơ bắp. Nhiệt làm dịu dây thần kinh và thư giãn cơ.

Giảm cứng khớp

Xông hơi nước cũng có thể được sử dụng trước khi tập luyện vì nó giúp nới lỏng các khớp và tăng tính linh hoạt, cũng giống như cách khởi động trước khi tập.

Việc tạo nhiệt ở khớp có thể làm giảm lực cần thiết để di chuyển khớp lên tới 25% so với làm lạnh.

Xông hơi cũng có thể giúp làm giảm đau khớp.

Giảm căng thẳng

Hơi nóng trong phòng xông hơi nước có thể làm cho cơ thể tiết ra chất endorphin – chất kích thích “cảm thấy tốt” bởi vì chúng giúp giảm cảm giác căng thẳng trong cơ thể.

Xông hơi nước cũng có thể làm giảm mức cortisol – hoóc môn được tiết ra để đáp ứng với stress. Khi mức cortisol giảm xuống, chúng ta có thể cảm thấy thoải mái hơn, thư giãn và trẻ hóa.

Những lưu ý khi xông hơi

– Mặc dù có rất nhiều lợi ích liên quan đến xông hơi nước, những người sử dụng nên thận trọng và phải nhận thức được những rủi ro. Do nhiệt có nguy cơ làm cơ thể mất nước và chỉ được khuyến khích xông hơi không quá 15 – 20 phút/lần kèm uống nhiều nước bổ sung.

– Phòng xông hơi nước cũng là môi trường lý tưởng cho một số loại vi khuẩn và vi trùng phát triển, lây lan. Ví dụ, những bệnh nhiễm nấm có thể phát triển mạnh trong điều kiện ấm, ẩm ướt. Vì vậy, nên mang theo khăn riêng và mang dép riêng để tránh được bệnh.

– Để tránh mất nước, cần uống nhiều nước và nắm rõ các dấu hiệu từ nhẹ đến trung bình của tình trạng mất nước, bao gồm: khô miệng, rất khát nước, đau đầu, chóng mặt, mê sảng nhẹ, không tiểu tiện như bình thường hoặc tiểu rất ít. Các loại nước nên uống khi xông hơi là nước lọc, nước khoáng, nước có bổ sung chất điện giải hoặc một ly trà gừng, trà chanh ấm.

Trường hợp cần hạn chế hoặc tránh xông hơi

Người lớn tuổi và người mắc các bệnh mạn tính như hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não, tiểu đường, bệnh thận và suy tim sẽ có nguy cơ bị mất nước cao hơn. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ loại xông hơi nào. Trẻ em không nên sử dụng bất cứ loại xông hơi nào vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm với tình trạng mất nước và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.

Tú Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Lợi ích tuyệt vời của xông hơi đối với sức khỏe và làn da
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.