Mâm cúng Rằm tháng Chạp 2023 cần có những gì?

Nguyên Lâm|05/01/2023 14:35
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam, tháng 12 âm lịch hay còn gọi là Tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Chạp còn thể hiện sự mong cầu may mắn, bình an cho một năm mới.

cung-ram-thang-chap.jpg
Tùy theo tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp có những khác biệt.

Tháng Chạp - tháng 12 âm lịch - rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt vì đây là khoảng thời gian kết thúc một năm, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Lễ cúng ngày Rằm thường diễn ra vào ngày 14-15 âm lịch. Theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 ngày Rằm lớn, rất quan trọng là Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Chạp.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp cần những gì?

Vào ngày này, người ta thường biện mâm lễ với tấm lòng thành kính để dâng lên Thần Phật, tổ tiên, mong cầu cho các thành viên trong gia đình bình an, hạnh phúc.

Theo đó, gia chủ sẽ biện mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn, tùy theo phong tục cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mình. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

Bên cạnh đó là thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), khoanh giò/chả, thịt luộc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến…

Cúng rằm tháng Chạp có thể dùng bánh chưng hoặc xôi gấc có màu đỏ với quan niệm may mắn cho cả gia đình.

Không nên làm lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp.

Trước khi làm lễ cúng Rằm tháng Chạp, người làm lễ thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.

Vào ngày Rằm tháng Chạp, việc làm lễ cúng dường lên các đấng linh thiêng rất được mọi người chuẩn bị tươm tất, chu đáo để dãi tấm lòng thành của mình.

Chính vì vậy, con người thường bày biện lễ vật cúng dường và thành tâm cầu nguyện để nhận được sự phù hộ, độ trì cho gia đình, người thân khỏe mạnh, bình an, may mắn, thành đạt.

Những điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp

Kiêng vay mượn tiền: Theo quan niệm, vay mượn tiền vào Rằm tháng Chạp sẽ là điềm "xui" ám chỉ khoản nợ lớn trong năm mới. Việc kiếm tiền năm sau cũng khó khăn hơn vì phải vay mượn, làm ăn thất bát.

Kiêng nghĩ xấu, làm hại người hoặc mắng chửi người khác: Ngày Rằm tháng Chạp là ngày tốt lành để cầu bình an, sức khỏe và may mắn, nên nói những lời tốt đẹp, vui vẻ và không nên khởi tâm xấu.

Kiêng cãi cọ, gây gổ bất hòa: Ngày Rằm đặc biệt dưới sự chứng giám của Gia tiên, Thần linh, con cháu trong nhà không nên cãi cọ, bất hòa hoặc mắng chửi nhau. Điều này làm tán phúc và rớt vận may.

Kiêng làm đổ vỡ chén bát trong nhà: Trong ngày Rằm tháng Chạp, dọn dẹp hoặc sinh hoạt cần cẩn thận, bình tĩnh, tránh vội vàng làm rơi vỡ bát đĩa. Điều này là điềm báo ảnh hưởng đến tài vận và tình cảm.

Bài liên quan
  • Ông Hoàng Mười - Sự tích và di sản văn hóa
    Tích xưa kể rằng ông Hoàng Mười là một vị thần xuống nhân gian giúp dân, giúp nước. Người dân xứ Nghệ còn lưu truyền những câu chuyện về sự đóng góp của ông tới một số nhân vật có thật trong lịch sử.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mâm cúng Rằm tháng Chạp 2023 cần có những gì?