Một số loại thực phẩm giúp phòng chống cảm cúm những ngày giao mùa

Linh Lan (T/h)|28/08/2018 06:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Miền Bắc đang bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển từ mùa hạ sang mùa thu, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa cũng là lúc các bệnh cảm cúm được dịp bùng phát và dễ lây nhiễm. Ngoài các biện pháp chăm sóc cho cơ thể, thức ăn cũng rất quan trọng. Có một số loại thực phẩm chống cảm cúm hiệu quả, nên bổ sung trong thời điểm này.

Tỏi là một loại thực phẩm có tác dụng phòng chống cảm cúm

Tỏi

Từ lâu đời, con người đã biết sử dụng tỏi để chữa bệnh. Hiện nay, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh khác. Những công dụng quen thuộc như phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm.

Sữa chua

Không chỉ có tác dụng trong làm đẹp, sữa chua còn giúp kích thích tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa axit lactic giúp kích thích gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột, đồng thời kích thích ăn ngon miệng và giúp quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường tuổi thọ.

Mật ong

Mật ong là một loại “thần dược” chữa bệnh cho cơ thể. Và một trong số những tác dụng ấy là phòng và chữa bệnh cảm cúm. Bằng cách đơn giản là hòa 2 thìa cà phê mật ong vào một ly nước ấm. Sau đó uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, có thể phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả.

Khoai tây

Trong khoai tây chứa vitamin C, kali và chất xơ, giúp chống lại các tác nhân gây cảm cúm cho cơ thể. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý là không nên cho trẻ ăn quá nhiều khoai tây rán bởi vì trong món rán chứa rất nhiều dầu mỡ, không tốt cho trẻ.

Bưởi

Bưởi chứa nhiều Vitamin C rất tốt cho khả năng đề kháng của cơ thể, có thể dùng hàng ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp đang sử dụng các loại thuốc an thần hay cao huyết áp, việc sử dụng nước ép bưởi có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể. Vì vậy khi đang sử dụng các loại thuốc trên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trà

Những người uống 5 tách trà đen mỗi ngày trong vòng 2 tuần có khả năng kháng lại các loại virus xâm nhập vào cơ thể gấp 10 lần so với những người không có thói quen này. Bởi vì các amino axit có trong trà có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng giúp bạn luôn có được sức khỏe dồi dào.

Thịt bò

Loại thịt này giàu kẽm, là một chất tăng cường hoạt động miễn dịch. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào bạch cầu (WBC) giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Các nghiên cứu ở Anh tiết lộ, chức năng miễn dịch của cơ thể và phản ứng miễn dịch của bạn đi xuống nếu cơ thể thiếu kẽm. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp cho bạn một lượng protein bổ sung giúp cơ thể củng cố kháng thể để đối phó với các loại nhiễm trùng.

Gừng

Gừng chứa chất sesquiterpenes có khả năng đánh bại rhinovirus – loại virus phổ biến nhất gây ra chứng cảm lạnh. Ngoài ra, với tác dụng làm dịu cổ họng, gừng còn giúp bạn vượt qua các cơn ho dễ dàng hơn.

Là chất giảm sốt và giảm đau tự nhiên, nên gừng giúp người bệnh nghỉ ngơi trong cơn ốm. Bạn có thể thêm 2 thìa gừng thái nhỏ vào tách trà để làm thức uống mỗi khi bị cúm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kẹo gừng hoặc nước uống ướp gừng đóng hộp. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dùng gừng tự nhiên.

Nghệ

Nghệ là một kho chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác động chống viêm và giảm độc tố trong cơ thể. Các chuyên gia y học Mỹ cho biết, những người dùng nhiều nghệ hằng ngày, ít nguy cơ bị cảm lạnh, ho, tắc nghẽn mũi, đường hô hấp hơn so với người ít hoặc không dùng nghệ.

Linh Lan (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một số loại thực phẩm giúp phòng chống cảm cúm những ngày giao mùa