Mưa sao băng Quadrantids đầu tiên của năm 2019 vào Việt Nam

Hoài Nam (t/h)|02/01/2019 23:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Quadrantids có nguồn gốc từ những phần còn lại của tiểu hành tinh 2003 EH1 – một tiểu hành tinh có quỹ đạo chuyển động quanh mặt trời với chu kỳ 5,5 năm. Khi hiện tượng này bắt đầu được quan sát, nó được các nhà thiên văn học đặt tên là Quadrantids do xảy ra trong khu vực của chòm sao Quadrans Muralis.

>>>Hạ Long – Vân Đồn xuất hiện dày đặc trên báo chí quốc tế với 3 dự án giao thông tầm cỡ được vận hành

>>>Sân bay quốc tế mới gần Biển Đỏ được Israel chuẩn bị khánh thành

Rạng sáng 4/1, người yêu thiên văn tại Việt Nam có cơ hội ngắm hiện tượng thiên văn kỳ thú đầu tiên của năm – trận mưa sao băng Quadrantids.

Quadrantids là một trận mưa sao băng mức trung bình, với khoảng 40 sao băng mỗi giờ lúc cực điểm. Nó được cho là bắt nguồn từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi đã “tuyệt chủng” 2003 EH1.

Sao băng Quadrantids thường xuất hiện từ ngày 1/1 đến 5/1 hằng năm. Năm nay, thời gian lý tưởng để quan sát là từ 2h sáng ngày 4/1, với trên 50 vệt sao băng mỗi giờ. Trước đó người xem có thể chiêm ngưỡng nhưng số lượng sao băng sẽ hạn chế hơn.
Mưa sao băng Quadrantids diễn ra trong chòm sao Bootes, do đó thời điểm lý tưởng nhất là khi chòm sao này đã lên đủ cao vào khoảng từ hơn 2 giờ sáng cho tới hết đêm, có thể quan sát từ sớm hơn, nhưng khi đó chòm sao Bootes lên chưa đủ cao và lượng sao băng quan sát được sẽ rất hạn chế.

Để quan sát tốt hiện tượng này nên chọn vị trí có góc nhìn càng rộng càng tốt (nóc nhà, các bãi trống …), nơi không có ánh đèn mạnh chiếu thẳng vào mắt. Nơi không có các phương tiện giao thông di chuyển, và không có ánh đèn từ các tòa nhà xung quanh

Vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt tới trên 50 sao băng mỗi giờ, đôi khi còn nhiều hơn. Đây là con số không hề thua kém so với hai mưa sao băng lớn nhất của năm là Geminids và Perseids.

Hoài Nam (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mưa sao băng Quadrantids đầu tiên của năm 2019 vào Việt Nam
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.