Trong thông báo đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao, Chính phủ Mỹ quyết định dành ra 274 triệu USD để viện trợ y tế khẩn cấp và nhân đạo cho 64 quốc gia có rủi ro cao nhất trên thế giới nhằm đối phó với Covid-19.
Việt Nam cùng khoảng 20 quốc gia châu Á khác nằm trong danh sách viện trợ này.
Theo đó, Việt Nam sẽ nhận được khoảng 3 triệu USD hỗ trợ y tế để chuẩn bị cho hệ thống phòng thí nghiệm, tìm kiếm các ca bệnh, giám sát người nghi nhiễm, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật ứng phó và chuẩn bị cho dịch, truyền thông về rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm.
Việt Nam sẽ nhận được khoảng 3 triệu USD hỗ trợ y tế phòng chống covid – 19
Trong khoản ngân sách viện trợ này, Chính phủ Mỹ sẽ dành 100 triệu USD hỗ trợ y tế thông qua Quỹ Dự trữ khẩn cấp y tế toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), 110 triệu USD hỗ trợ nhân đạo thông qua Văn phòng Hỗ trợ thảm họa nước ngoài của USAID.
Tổng cộng 210 triệu này được phân bổ tới 64 quốc gia mà Mỹ đánh giá là có nguy cơ cao nhất phải đối mặt với đại dịch toàn cầu.
>>> Phó thủ tướng: Dồn lực dập bằng được ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai
Tại Đông Nam Á, nhiều nước cũng nhận được sự hỗ trợ. Cụ thể, Campuchia sẽ nhận được 2 triệu USD, Indonesia nhận 2,3 triệu USD, Lào nhận gần 2 triệu USD, Philippines nhận gần 4 triệu USD và Thái Lan nhận 1,2 triệu USD.
Các nước châu Phi sẽ nhận từ 470.000 USD đến 7 triệu USD để đối phó với dịch.
Trong báo cáo ngày 30-1 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nước đang phát triển sẽ cần đến 2.500 tỉ USD trong năm nay để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra. Trong số đó bao gồm 1.000 tỉ USD hỗ trợ về nợ và 500 tỉ USD cho các dịch vụ y tế khẩn cấp và các chương trình liên quan.
Ngọc Linh (t/h)