Năm 2021 sẽ có trang trại lúa chịu mặn nổi trên mặt biển

Ngọc Linh (t/h)|23/03/2020 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng sản xuất giống lúa chịu mặn và xây dựng trang trại nổi trồng lúa trên mặt biển vào năm 2021.

Theo tạp chí Forbes, chỉ còn chưa đầy 1% nước ngọt trên thế giới phục vụ cho con người, và 70% trong số đó sử dụng trong nông nghiệp. Nhu cầu tăng cao về lương thực nhằm đáp ứng sự gia tăng dân số thế giới đã thúc đẩy các nhà sáng tạo tìm tòi, khám phá những khu vực mà nông nghiệp trước đây chưa từng phát triển. Một trong những sáng kiến đó là trồng lúa trên biển.

Theo đó, công ty Agrisea ở New Zealand do hai nhà khoa học trẻ 24 tuổi sáng lập đã bắt tay nghiên cứu và thực hiện mô hình. Công ty cho biết muốn sản xuất giống lúa chịu mặn và xây dựng các nông trại nổi trên mặt biển vào năm 2021 với mô hình thí điểm xuất hiện vào cuối năm 2020.

Với 7,7 tỉ người đang sinh sống trên Trái Đất, và dự báo có thêm 2 tỉ người nữa đến năm 2050, việc cung cấp đủ lương thực là rất quan trọng trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với loạt vấn đề môi trường như mực nước biển dâng cao, khí hậu nóng lên toàn cầu…

Ngoài sức người, ngành nông nghiệp truyền thống còn cần phân bón, nước tới và những thứ hóa chất dùng riêng cho canh tác (thuốc trừ sâu hại, thuốc tăng trưởng, v.v…). Nước được dùng chủ yếu cho việc tưới, và một số giống lại đặc biệt ưa nước, phải được tưới tắm nhiều mới cho ra sản phẩm đạt yêu cầu. Lúa là một trong số nông sản cần nhiều nước nhất, và gạo là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới.

Một vài con số về lúa để bạn dễ hình dung: có tới hơn 100 nước trồng lúa, sản xuất ra 700 triệu tấn gạo/năm và 90% số gạo đó xuất phát từ các nước Châu Á. Khoảng 3,5 tỷ người sống dựa vào gạo mỗi ngày; và vì tầm quan trọng đó, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm cách chỉnh sửa gen gạo để có được những sản phẩm hợp lý người ăn nhất và giàu dinh dưỡng nhất có thể.

Agrisea tìm phương thức tiếp cận khác đối với khoa học lương thực. Qua phương pháp chỉnh sửa gen tăng cường khả năng chịu mặn của lúa, họ muốn trồng loại cây này trên đại dương. Lúa chịu mặn có thể sống trong nước biển mà không cần đất, phân bón hoặc nước ngọt. Thay vì cấy ghép gen từ các loài khác, các nhà khoa học tại Agrisea đã xác định phần gen kiểm soát mức độ chịu mặn, phần gen bảo vệ ADN và tăng cường khả năng của các gen đó.

Bước đầu tiên trong quy trình này là lập danh mục bao gồm các loại cây trồng chịu mặn sẽ phát triển trong các trang trại nổi trên biển. Agrisea đã thảo luận với các nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn như Nigeria, Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh, cũng như New Zealand, Mỹ, Nhật Bản và Chile, để thành lập các nông trại nổi.

>>> Xem thêm: Cấp thiết tạo giống lúa chịu hạn mặn và biến đổi khí hậu

Trong khi Agrisea lên kế hoạch thiết lập mô hình nông trại thí điểm trên nước biển vào cuối năm nay, họ hy vọng đến năm 2021 sẽ nhân rộng quy mô và có các nông trại lớn hơn.

Mô hình này thích hợp để đối phó với các vùng đất chết hoặc tảo sinh sôi tại Mỹ và New Zealand. Không chỉ vậy, mô hình có thể được áp dụng trực tiếp trên các vùng đất nhiễm mặn. Tại những khu vực chịu hạn hán hay có sóng thần như Nhật Bản – khi nước biển tràn vào nhiễm mặn đất, lợi ích từ mô hình này có thể làm giảm nhu cầu vận chuyển đất không nhiễm mặn từ vùng khác vốn tốn kém và mất nhiều công sức.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan
  • An Giang: Bảy Núi mùa khát nước
    Moitruong.net.vn – Từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 4, vùng Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) lại phải đối mặt khô hạn, thiếu nước khốc liệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Năm 2021 sẽ có trang trại lúa chịu mặn nổi trên mặt biển
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.