Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học cho biết RPV đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu và chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ xây dựng và mức tiêu thụ năng lượng cao.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nêu ra thách thức trong việc ước tính khả năng giảm thiểu CO2 ở cấp thành phố, do đánh giá qua diện tích mái nhà còn gặp nhiều khó khăn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Nam Kinh và các tổ chức khác ở Trung Quốc, Mỹ và Singapore đã sử dụng dữ liệu không gian địa lý đa nguồn và hồi quy máy học.
Từ các dữ liệu này, các chuyên gia ước tính, vào năm 2030, Trung Quốc có 354 thành phố sử dụng tổng diện tích mái nhà lên tới gần 66.000km2, qua đó giảm khoảng 3,63 tỷ tấn CO2.
Ngoài ra, các nhà khoa học ước tính khả năng giảm thiểu phát thải vào năm 2030 có thể đạt mức khoảng 2,72 cho đến 3,63 tỷ tấn CO2, khi Trung Quốc đạt đỉnh lượng phát thải carbon bằng cách xem xét mở rộng đất đô thị và áp dụng những biện pháp chuyển đổi hỗn hợp năng lượng.
Nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý rằng cần tiếp tục khám phá các cách cải thiện tính linh hoạt của sản xuất năng lượng RPV, chẳng hạn như kết hợp công nghệ này với công nghệ lưu trữ năng lượng, nhằm đạt được nguồn cung cấp điện liên tục vào ban đêm, đồng thời giảm dao động trên mạng lưới điện.