Các nhà khoa học vừa đặt mũi khoan cho một lỗ khoan sâu nhất từ trước đến nay vào lòng Nam Cực. Mục đích nhằm nghiên cứu phản ứng của Nam Cực trước biến đổi khí hậu.
Khí hậu quả địa cầu hiện đang trong tình trạng ấm áp giữa các thời kỳ băng hà. Cứ mỗi 10 vạn năm, hành tinh chúng ta lại xê dịch trong và ngoài các lớp băng, điều đó có nghĩa là nhiệt độ toàn cầu giảm đáng kể sau khi phát triển khoảng 9 vạn năm, các lớp băng vùng cực và lãnh băng trên núi cao bắt đầu thu hẹp lại trong 1 vạn năm. Nhưng các chu kỳ nguội và ấm lên của Trái đất không phải lúc nào cũng diễn tiến ổn định.
Cho đến cách đây 1 triệu năm, thế giới của chúng ta đã trải qua một thời kỳ băng hà (4 vạn năm/ lần). Điều gì khiến khí hậu trái đất thay đổi nhiều như vậy, cho đến nay vẫn là một câu hỏi. Để có thể thâm nhập lớp bóng khí này, các nhà khoa học sẽ cần chạm tới độ sâu 3km bên dưới bề mặt của băng hà Nam Cực, đó chắc chắn sẽ là một kỳ công kỹ thuật và đòi hỏi một số máy móc chuyên dụng đặc biệt.
Hồi cuối tháng 9-2019, Bộ phận Nam Cực Australia (thuộc Bộ Môi trường Australia, AAD) đã công bố một thiết kế mũi khoan để có thể chạm tới độ sâu gần 3.000m bên dưới bề mặt lục địa băng giá. Mũi khoan dài 9m được làm từ các loại thép, nhôm đồng và titan không gỉ, nó có thể lấy được lõi băng hà dài 3m trong khi vẫn có thể hoạt động tốt ở điều kiện nhiệt độ – 55 độ C.
Ở độ sâu này, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ trả lời được câu hỏi thềm băng Nam Cực biến mất cách đây bao lâu và làm thế nào để nước và trầm tích đẩy được các tảng băng ra biển. Sông băng là một dạng các dòng sông đóng băng, ở đó băng di chuyển nhanh hơn những chỗ khác.
Minh Anh (T/h)