Nghệ An : Mưu sinh hay tận diệt chim trời

Bá Bình – Kế Hùng|05/10/2018 04:44
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trong vai một người yêu thích săn ảnh về chim. Tôi thâm nhập vào “trận địa” bẫy chim để được mục sở thị tận mắt. Giữa cánh đồng hoang bao la, họ dựng lên rất nhiều cái chòi bằng lá cây,  ađể dân săn chim ẩn nấp, giăng bẫy và gom chim bẫy được.

(Moitruong.net.vn) – Vùng đất quê tôi ( Phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò ) yên bình, môi trường thân thiện, thời gian này thời tiết sang thu mưa nhiều, mát mẻ, chim trời (chủ yếu là cò) hàng  ngàn con  từ phương trời xa xôi  rủ nhau bay về đậu trắng cả cánh đồng. Và mùa này cũng được coi là mùa làm ăn của các tay săn, bẫy chim trời.

Đắk Nông: Thanh tra công tác y tế dự phòng và môi trường y tế

Phường Cầu Diễn (Nam Từ Liêm – Hà Nội): Nhiều sai phạm về môi trường và an toàn lao động tại Dự án FLORENCE và IRIS GARDEN nhưng không bị xử lý

Những chiếc lều tạm bợ được dựng lên bằng cành cây dừa, phi lao

Hai thứ quan trọng nhất của dân săn chim trời đó là chim mồi và những cái bẫy một đầu dính đầy keo

Những chú cò giả được làm bằng  xốp cắm đầy đồng

Trên cánh đồng dân săn chim cắm đầy những chú chim giả được làm bằng xốp, nhìn xa rất giống với những chú cò thật, điều này nhằm tạo ra sự yên bình trên đồng để dụ đàn cò trên trời

Đặc biệt người ta còn nuôi những chú chim mồi , chúng còn bị khâu mắt và buộc bằng sợi dây cước dẫn vào chòi canh.

Nhìn vào, những chú chim mồi này như đang vô tư yên ổn đậu trên cánh đồng mênh mông. Còn trong những chòi canh kia thỉnh thoảng người ta lại dật sợi dây kia để cho chim mồi vỗ cánh, điều này  gây chú ý dụ chim đang bay trên trời

Những chú cò đang chao lượn trên trời thấy vậy mà ngây thơ không biết dưới kia có hàng trăm cái bẫy giăng sẵn

Hàng trăm chiếc que tre được vót nhọn một đầu để cắm xuống đất, đầu trên được bôi rất nhiều keo dính, đây là những cái bẫy đơn giản nhưng vô cùng lợi hại

Người ta cắm những chiếc bẫy đầy keo dính kia xuống khắp cánh đồng, một thứ keo như keo dính chuột với độ bám rất chắc, những chú chim đậu vào thì rất ít có cơ hội dứt thoát ra được

Một thanh niên đang đi cắm bẫy

Thấy tôi lạ mặt cùng với chiếc máy ảnh trên tay anh rất dè chừng không muốn cho chụp, dù tôi đã giới thiệu làm quen trước và bảo em đi chụp chim thôi nhưng anh vẫn nói: Chụp chi rứa ( gì thế ), lại đằng kia nhiều hơn tề (kìa).

Bẫy được cắm với mật độ dày đặc trên cả cánh đồng

Lồng đựng chim và những cái bẫy sắp được bày ra.

Buổi sáng từ 4h30 người ta đã đi giăng bẫy, sau đó vào chòi ngồi đợi, buổi sáng cũng là thời gian cò về nhiều nhất, chiều thì tầm 15h trở về sau. Khi những công đoạn cắm bẫy, thả rất nhiều chim mồi xong người ta vào lều…ngồi giật dây và chờ đợi.

Những sợi dây được nối với chim mồi ngoài kia, thỉnh thoảng người đàn ông này giật giật những sợi dây kia để chim mồi bay dụ chim trời xuống, người ta cũng thường mặc những chiếc áo tối màu để tránh làm sợ chim trời

Những chiếc bẫy dính đầy lông chim

Một chú cò xấu số

Người ta buộc chim thành đôi với nhau để dễ vận chuyển và dễ tính tiền khi bán

Điều đáng nói ở đây là tất cả những chú cò bắt được người ta đều vặt những lông dài trên cánh và bị khâu kín hai mắt. Khi tôi hỏi tại sao, người đàn ông này cho biết, vặt bớt lông cánh để chúng khỏi bay, và người ta lấy chính cái mỏ nhọn của chúng để đâm vào mí mắt sau đó lấy cái lông cánh dài. nhỏ khâu lại và buộc lên trên đỉnh đầu để chúng không mổ, ông cũng cho hay: “Khi chim nhìn vào mắt người sẽ thấy hình ảnh của nó trong đó, nó tưởng chim lạ và mổ vào mắt người, hôm trước có bà bẫy chim và bị chim mổ vào mắt” nó ác lắm???…

Rất nhiều cò đã dính bẫy chuẩn bị đưa ra chợ bán

Người đàn ông này cho biết: Có ngày bẫy được hàng chục đôi, mỗi đôi được bán tại chỗ là 50 ngàn đồng/1đôi. Có những người một ngày bẫy được cả trăm đôi tính ra cũng kiếm được dăm (năm) triệu đó!, Vùng này ít, ở Nghi Thiết và bên Hà Tĩnh mới nhiều. Khi tôi hỏi: Bẫy được nhiều thế bán có hết không? Ông bảo bao nhiêu cũng hết, khi thì họ lấy tại đây, còn lại đem ra chợ bán và nhập cho các quán nhậu trên địa bàn…

Cũng từ đây, các chú chim, cò xấu số sẽ được vận chuyển ra các chợ trong thị xã, tôi đảo qua một chợ nhỏ ở thị xã – chợ Nghi Hương, chim trời được bày bán la liệt

Chúng được vặt sạch lông bày bán đầy giữa chợ

Những chú cò bị thui cháy đen

Người ta còn dung cả khò bằng ga khò sạch kết lông tơ sau khi vặt sạch

Tôi đứng đây khoảng 15 phút mà người mua chim luôn tấp nập ra vào í ới dù trời đã sẩm tối và sắp mưa

Khách mua chim đã sơ chế

Để đáp ứng nhu cầu của “Thượng đế” chim  không những được làm sạch mà còn được chế biến gần như hoàn tất, đủ món. Bán nguyên con, chim đã chặt nhỏ, người ta còn bán luôn cả các loại gia vị…thôi thì đủ món: giả cầy, rim, viên…

Vậy đó, từ những cánh chim chao liệng trên bầu trời bình yên chẳng mấy chốc trở thành thứ hàng hóa ngoài chợ, rồi món ăn trên bàn nhậu, một vùng quê có hàng chục, thậm chí hàng  trăm người đi bẫy chim, thì thử hỏi biết bao nhiêu chim trời bị đánh bắt, bị giết thịt, đây có được coi là sự “tát cạn bắt lấy”, tận diệt không?

Mỗi năm có một mùa đánh bắt, năm này qua đi  năm sau lại tới…nhưng thử hỏi, có nguồn tài nguyên thiên niên nào là vô tận,  mãi mãi, và chim trời cũng vậy.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại, cần thức tỉnh để tìm một giải pháp hợp lý hơn, hài hòa hơn trong việc mưu sinh và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững./. Cuộc sống sẽ thế nào nếu đến một ngày nào vắng bóng những loài chim, và câu ca “con cò bay lả bay la” tự bao đời nay chỉ còn trong ký ức” ?

               Bá Bình – Kế Hùng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nghệ An : Mưu sinh hay tận diệt chim trời
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.