Nghệ An: Quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020

An Nhiên (t/h)|30/03/2017 02:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Để ổn định diện tích cây cao su một cách bền vững theo quyết định mới, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách đầu tư khuyến khích cho người sản xuất, đồng thời có nhiều chiến lược nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến sản phẩm theo hướng hiện điện hóa công nghệ.

Tính đến cuối năm 2016, diện tích cây cao su trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An là 11.365ha. Mới đây tại Quyết định 6665/QĐ-UBND, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là 17.000ha.

Về diện tích trồng mới, đến năm 2020 là 5.635ha. Trong đó, Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An trồng 4.620ha, Cty Lâm nông nghiệp Sông Hiếu 932ha, Tổng đội TNXP 4 trồng 50ha và Cty Cà phê – Cao su Nghệ An 33ha.

Theo đó tỉnh sẽ ra quyết định thu hồi 74ha đất mía, 9ha đất cây hàng năm và 5.552ha đất rừng sản xuất để giao cho các đơn vị trồng mới cây cao su.

Đối với công tác chế biến, đến năm 2020 trên cơ sở các dây chuyền có sẵn, tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp các thiết bị theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó sẽ nâng cấp 2 dây chuyền tại Sông Con và An Ngãi (vùng nguyên liệu tại huyện Tân Kỳ) đảm bảo chế biến được 2.000 tấn mủ khô/năm; Nâng cấp 2 dây chuyên tại Xuân Thành và 3-2 (vùng nguyên liệu tại Quỳ Hợp, Quỳ Châu) đạt 2.000 tấn mủ khô/năm; Nâng cấp dây chuyền chế biến tại Cty Cà phê cao su Nghệ An (vùng nguyên liệu TX Thái Hòa và Nghĩa Đàn) đạt 3.000 tấn mủ khô/năm; Nâng cấp dây chuyền tại Cty 1-5 (vùng nguyên liệu Nghĩa Đàn) đạt 1.500 tấn/năm; và đầu tư mới 2 nhà máy chế biến tại Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An khi vùng nguyên liệu ở huyện Anh Sơn, Thanh Chương đi vào khai thác kinh doanh, để đạt công suất chế biến 7.000 tấn mủ khô/năm…

Từ nay đến năm 2020 mỗi năm trồng mới hơn 1.100ha, nâng tổng số lên có 17.000ha, trong đó diện tích khai thác kinh doanh 11.000ha, dự kiến năng suất đạt 14 tạ mủ khô/ha và tổng sản lượng đạt 15.400 tấn.

An Nhiên (t/h)

Bài liên quan
  • Nghệ An: Tăng cường giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
    Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi ( DTLCP ) xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn dịch bệnh. Mới đây UBND tỉnh Nghệ An đã có Chỉ thị số 45/CT- UBND về việc tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nghệ An: Quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.