Ngôi trường rợp bóng cây như công viên giữa miền cát trắng

Mai Chi (T/h)|28/05/2019 06:53
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đi giữa miền cát trắng bỏng rát nhiệt độ đo được trên 40 độ C, đến thăm ngôi trường tọa lạc sát biển ngỡ như lạc vào một ‘công viên xanh’.

Trong khuôn viên trường, cây đa cổ thụ trăm tuổi rợp bóng, xung quanh nào là xà cừ, cây bàng, cây phượng tán lá sum suê.

Mỗi giờ ra chơi các em học sinh cũng như thầy cô lại ngồi nghỉ, đọc sách, nô đùa dưới tán cây.

Hơn 10 năm trước, Trường tiểu học Kỳ Xuân chỉ là mấy dãy nhà cấp 4 nằm lọt thỏm giữa vùng đất khô cằn. Cô Nguyễn Thị Hoa Huệ, hiệu trưởng trường mới về nhậm chức chưa được bao lâu trăn trở: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học ở nơi vùng đất nghèo khó này?”.

Một ý tưởng nảy lên trong đầu cô: “Không còn cách nào khác là phải củng cố cơ sở vật chất, trước tiên là cải tạo cảnh quan nhà trường, tạo môi trường dạy học thân thiện. Có như thế mới nâng cao chất lượng dạy và học”.

Nghĩ là làm, cô cùng các thầy cô trong trường đi “dân vận”. “Nói đúng ra là đi xin, mới đầu đi xin ngại lắm vì chưa hiểu người dân địa phương thế nào. Sau đó mình suy nghĩ nếu đi xin cho bản thân thì ngại nhưng xin cho con em địa phương thì có vất vả thế nào cũng chịu. Mình đang đầu tư cho thế hệ tương lai mà”, cô Huệ giãi bày.

Vậy là một trong những việc làm đầu tiên của cô hiệu trưởng cùng tập thể nhà trường là quyết tâm phủ xanh sân trường cát trắng. Một cái cây sống và lớn lên được trên vùng đất cát khó khăn, cực nhọc hơn nơi khác rất nhiều. Phải đi xin từng cây bàng, cây phượng… nhặt từng mẩu phân, hứng từng xô nước. Gặp năm hạn, gió nam cồ thổi ràn rạt, cát lấp cả cây, phải trồng đi trồng lại mấy lần. Cô cùng cán bộ, giáo viên đạp xe lên tận xã miền núi Hoà Thịnh tìm cỏ lá gừng về phủ kín sân trường, vận động phụ huynh học sinh góp công, góp của bê tông hoá lối đi. Cứ âm thầm, bền bỉ như vậy, mười năm qua, từ một bãi cát trắng,

Trường Tiểu học số 1 xã Hoà Hiệp Trung đã trở thành một công viên bạt ngàn cây xanh. Hôm tôi đến trường, Cô Hưởng khoe là vừa ra mắt thư viện xanh. Biến công viên xanh trở thành thư viện xanh quả là một sáng kiến độc đáo. Đây cũng là thư viện xanh đầu tiên của tỉnh Phú Yên. Trên các thân cây rải rác trong trường treo những tấm bảng ghi kiến thức toán học, lịch sử, địa lý…để các em lúc nào cũng có thể học được. Trên ghế đá đặt dưới những tán cây xanh mát, suốt ngày râm ran tiếng các em đọc sách, truy bài. Nhìn vào đâu cũng thấy không khí học tập.

Vượt qua bài toán “ngại ngần”, cô hiệu trưởng nói nguồn xã hội hóa đầu tiên để xây dựng trường khang trang sạch đẹp như ngày hôm nay chính là từ phụ huynh, từ nhân dân trong xã.

Cảm phục trước tấm lòng của thầy cô dù mưa gió, nắng bỏng rát vẫn đồng lòng khiêng cây xanh xin được về trường hay đêm hôm huy động nhân lực đào cây, tưới cây, phụ huynh bảo nhau đem cây xanh, đem đất, đem đá đến quyên góp, người không có đất đá thì mang xe bò đến chở giùm đất, đá.

Có người dân dù không có con em đang theo học ở trường vẫn quyên tiền đầu tư vì thế hệ tương lai, người thì ủng hộ đầu sách, tivi…

“Cảm động nhất là có nhà bán cây, khách đến hỏi mua giá 4-5 triệu không bán, nhưng thầy cô đến mua thì chỉ lấy 500.000-700.000 đồng, họ nói đóng góp cho con em học hành”, cô hiệu trưởng xúc động nhớ lại.

“Ngày đó có gốc phi lao ăn sâu lắm, bão quật đổ gốc phải nhờ đến 3-4 phụ huynh đào mấy ngày mới xong, nhờ đó trường cải tạo làm sân, trồng lại cây khác. Dừ (giờ) chắc không làm nổi đâu”.

Cách biển chừng 200m, cả một vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” chỉ độc dãy phi lao, phía trước trường là cây đa cổ thụ trăm tuổi, khó khăn nhất theo cô Huệ là làm thế nào để chuyển đổi cây xanh phù hợp với khuôn viên trường học. Tìm hiểu từ người dân xung quanh, cô nhận thấy đất đai ở trường phù hợp với cây bàng, cây xà cừ, cây cau…

Tìm ra cây trồng phù hợp rồi, thầy cô đi mua đất phủ lên trên, cải tạo đất đai trong trường bằng với mặt bằng nhà dân và chuyển cây xanh về trường. Thầy cô tranh thủ các nguồn lực xã hội hóa cùng sự chung tay của các phụ huynh, của người dân, tất cả cùng đồng sức đồng lòng cải tạo khuôn viên trường.

“Người dân ngày đó nghèo lắm, đường đi toàn đường đất nhưng để đầu tư cho con em thì ai cũng đồng lòng. Huy động được 50 triệu đồng thì mình làm hiệu quả 50 triệu đồng đó, nhờ thế càng ngày phụ huynh càng tin và lan tỏa rộng rãi”, cô Nguyễn Thị Hoa Huệ nói.

Trồng xong cây xanh, thầy cô, phụ huynh tiếp tục bắt tay vào cải tạo khuôn viên trong trường. Thầy cô đi xin “đá rối” mà người ta vứt bỏ, cùng phụ huynh thuê xe đi nhặt từng viên đá về lát sân trường, tạo chỗ ngồi đọc sách cho các em học sinh.

Từ dãy nhà cấp 4 với 10 phòng học ban đầu, đến nay ngôi trường tiểu học rộng chừng 17.000m2 được ví như một công viên xanh tọa lạc giữa miền cát trắng bỏng rát của dải đất miền Trung đầy khó nhọc. Sân trường xanh, thư viện xanh, phòng học xanh, tất cả tạo nên một trường học “xanh – sạch – đẹp – thân thiện môi trường”.

Nhờ nỗ lực của các thầy cô, phụ huynh, con em trong trường, năm 2017-2018 Trường tiểu học Kỳ Xuân đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. “Tiếng thơm” về một ngôi trường xanh nơi miền cát trắng lan rộng, hàng năm Trường tiểu học Kỳ Xuân đón hàng trăm đoàn khách về tham quan trường và học hỏi cách làm về thư viện xanh.

Không gian ngôi trường rợp bóng cây xanh mướt như công viên

Mới đây một thầy giáo ở Thanh Hóa dẫn đoàn đến tham quan ngôi trường ngỡ ngàng thốt lên khi nghĩ đoàn đi nhầm đường. Cũng bởi đặt chân đến mảnh đất Kỳ Xuân chỉ thấy một vùng quê nghèo chủ yếu là những ngôi nhà thấp bé, đường ngoằn nghoèo khó đi nhưng bước vào trường, thầy thán phục trước một ngôi trường khang trang xanh – sạch – đẹp nằm giữa eo biển miền Trung.

Năm 2017 cơn bão số 10 đổ bổ vào Hà Tĩnh, mà vùng đất Kỳ Anh là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của tâm bão. Trường tiểu học Kỳ Xuân cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trường bị tốc mái hư hỏng nhưng đau lòng hơn cả là nhiều cây xanh trong trường bị bão quật ngã rạp.

“Anh em giáo viên ra nhìn thấy cây đổ rạp thì khóc, nhà tốc mái còn mua ngói thay được chứ trồng cây là cả một quá trình. May có lực lượng bộ đội giúp đỡ, thầy cô bàn nhau đi mua thêm các cột sắt về chống đỡ cây”, cô Nguyễn Thị Hoa Huệ cho biết.

10h trưa, chị Nguyễn Thị Hoa (phụ huynh học sinh) cầm vòi nước tưới từng gốc cây, từng bồn hoa. Chị kể đây là “công việc bình thường” của phụ huynh có con em đang theo học ở ngôi trường này. Sáng sớm đi ngóng biển, tan chợ là phụ huynh rủ nhau gom góp ngày công cải tạo, chăm sóc cảnh quan ngôi trường.

Chị Hoa cho biết quy định của trường là mỗi phụ huynh đóng góp 3 ngày công/năm nhưng với phụ huynh hễ có thời gian rảnh là đến giúp đỡ trường. “Mình tự nguyện ra làm có chi vất vả mô. Đóng góp cho trường làm cho cảnh quan đẹp đẽ, mình rảnh thì đến đây dọn dẹp cuốc cỏ, tưới nước cho cây. Từ ngày cô Huệ làm hiệu trưởng ở đây thấy ngôi trường phát triển, phụ huynh mừng lắm”, chị Hoa chia sẻ.

Bà Ngô Thị Thu (46 tuổi, có con đang học lớp 5) cũng nói chẳng có gì khó khăn, có tin nhắn của cô Huệ là phụ huynh đến tham gia ngay. “Phụ huynh cùng nhau ra làm đẹp cho trường, tham gia từ cấp học ni đến cấp học khác, vui lắm”, bà Thu nói.

Bố mẹ chung tay chăm sóc sân trường, chính các em học sinh Trường tiểu học Kỳ Xuân cũng ý thức được việc phải gìn giữ, bảo vệ ngôi trường xanh. Năm năm được học tập dưới bóng cây xanh, em Hồ Cao Đàn (học sinh lớp 5) nói nhờ đó mà ngồi trong lớp học mát mẻ hơn dù cho ngoài trời có nắng chói chang đến đâu.

“Chúng em cảm ơn các thầy cô vì đã trồng nhiều cây xanh ở trường, cho chúng em ngồi dưới bóng cây đọc sách, học bài. Chúng em sẽ cùng nhau chăm sóc cây thật tốt, không bẻ cành cây. Chúng em cũng tuyên truyền cho mọi người không chặt phá cây xanh để có môi trường sống xanh thật tốt. Mỗi người một ít, cùng nhau bảo vệ sẽ làm được nhiều việc hơn”, em Hồ Cao Đàn chia sẻ.

Mai Chi (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ngôi trường rợp bóng cây như công viên giữa miền cát trắng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.