“Đại học xanh”: nền giáo dục của sự phát triển bền vững

Khánh Ngọc (T/h)|12/05/2019 08:48
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Không gian sạch đẹp, không rác thải nhựa, con người sống trách nhiệm với môi trường, là các tiêu chí của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Sáng 11.5, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM (ĐH KHXH-NV) tổ chức lễ khánh thành USSH’S Garden – khu vực cây xanh, hoa, tiểu cảnh do cán bộ, giảng viên, người lao động, học viên, sinh viên, cựu sinh viên và các đối tác của trường đóng góp xây dựng tại cơ sở 2 tại làng Đại học Thủ Đức, TP.HCM.

Tại lễ khánh thành, nhà trường đã phát động thực hiện chương trình “Đại học xanh” trong sinh viên nhằm dựng một trường đại học với tiêu chí con người có trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho quá trình thực hiện cam kết phát triển bền vững của nhà trường.

Khuôn viên cây xanh của nhà trường

Chương trình “Đại học xanh” là một trong những hoạt động tiên phong của Trường ĐH KHXH-NV trong việc giảm thiểu rác thải nhựa vì một Việt Nam với môi trường sống trong lành, an toàn và phát triển bền vững, góp phần cùng cộng đồng quốc giải quyết các vấn đề ô nhiễm mội trường do rác thải nhựa gây ra.

Cùng với sáng kiến xe đạp thông minh (E bike) và thí điểm môi trường tổng thể (holistic) – môi trường sinh thái khởi nghiệp tại ITP của Đại học Quốc gia TP.HCM, USSH’s Garden của ĐH KHXH-NV đã góp phần hình thành “văn hóa sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp” trong cộng đồng sinh viên đại học hiện nay.

PGS-TS Huỳnh Thành Đạt – Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu: “Tôi đánh giá cao nỗ lực của Ban Giám hiệu ĐH KHXH-NV TP.HCM bởi đã bắt kịp xu thế phát triển bền vững, đây cũng là yêu cầu của giáo dục trong thế kỷ 21. Chương trình “Đại học xanh” và USSH’s Garden là hoạt động hết sức thiết thực, giáo dục sinh viên thể hiện tình thần trách nhiệm của mình đối với môi trường và xã hội”.

Chương trình “Đại học xanh” được thực hiện theo 3 giai đoạn gồm: Nhận thức xanh (2018 -2022), Hành động xanh (2022 -2026), Văn hóa xanh (2026 – 2026). Thông qua các hoạt động cụ thể của từng giai đoạn, chương trình hy vọng sẽ tác động đến sự thay đổi nhận thức về lối sống xanh trong cộng đồng. Riêng đối với sinh viên ĐH KHXH-NV, thông qua hoạt động cụ thể trong việc thực hiện nếp sống xanh, từ nhận thức đến hành động sẽ tiến đến hình thành một “văn hóa xanh” trong công tác bảo vệ môi trường.

Khánh Ngọc (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
“Đại học xanh”: nền giáo dục của sự phát triển bền vững
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.