Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp .Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Sự tích ông Công ông Táo

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

ong-cong-ong-tao.jpg
Nguồn gốc của tục cúng ông Công ông Táo.

Theo tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Dù tình cảm mặn nồng tha thiết nhưng họ mãi không có con. Vì vậy lâu dần Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ. Một hôm, Trọng Cao “chuyện bé xé ra to” đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang rồi gặp được Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Trọng Cao sau khi nguôi giận lại ân hận, nhớ vợ và quyết lên đường đi tìm Thị Nhi.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Không ngờ, Trọng Cao lại vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Thị Nhi mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao vào cứu Trọng Cao ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy ba người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân. Người chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp. Người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà. Còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.

Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Ý nghĩa Tết ông Công, ông Táo

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp.

Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ.

Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Sắm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo

Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo thường có một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Ngoài ra còn có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu; cùng một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến...

mam-le.jpg
Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, mâm cúng phải đặt trong bếp. Sau khi cúng, những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo phong tục miền Bắc, người dân còn cúng cá chép còn sống để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, với ngụ ý "cá chép hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Sau khi làm lễ, cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguồn gốc ông Công ông Táo