Nguồn tài nguyên Trái đất dần cạn kiệt: Ai sẽ gánh chịu hệ quả?

Hà An (t/h)|10/04/2019 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tài nguyên thiên nhiên là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi quốc gia, là một lợi thế khiến các quốc gia đó có điều kiện thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế.  Không chỉ rừng, năng lượng, đến cả nguồn tài nguyên nước cũng đang dần cạn kiệt.

>>> An Giang: Chủ động phòng chống hạn, mặn và thiếu nước

>>> Châu Âu: Nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu

Nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia trên thế giới. Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có chiến lược quốc gia riêng để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng phù hợp với nhu cầu đời sống, sản xuất, phát triển bền vững, theo quy định của pháp luật nước mình.

Thế nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt.

Ai cũng biết, một khi nguồn tài nguyên thiên nhiên tích lũy hàng tỷ năm cạn kiệt thì không cách nào tái tạo được, đặc biệt nguồn năng lượng hóa thạch. Thế giới đang đứng trước nỗi lo một khi các mỏ dầu, mỏ khí đốt tự nhiên, than đá cạn kiệt, nhân loại sẽ xoay xở ra sao để duy trì cuộc sống.

Thống kê ước tính đến năm 2010, trung bình mỗi công dân trên hành tinh đã tiêu thụ một lượng tài nguyên gấp 1,25 lần so với mức cần thiết.

Các tổ chức này cảnh báo để đáp ứng như cầu của nhân loại, mỗi năm loài người cần tiêu thụ lượng tài nguyên gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của Trái Đất và đi kèm với thực tế này là rất nhiều hậu quả như tình trạng thiếu nước, sa mạc hoá, xói mòn đất, suy giảm năng suất nông nghiệp, suy giảm nguồn dự trữ hải sản, rừng cạn kiệt, nhiều loài động vật biến mất.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này một phần là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.

Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Khoáng sản như sắt, thép, nhôm, cacbon, silic, kẽm và đồng gia tăng trong những năm qua, do công nghiệp hóa, nhưng do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp hiện đại, trữ lượng tự nhiên của các loại quặng này cũng dần dần cạn kiệt do hoạt động khai thác quá mức.

Dầu là một nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tốc độ tiêu thụ như hiện tại, lượng dự trữ dầu trên toàn thế giới sẽ tiếp tục giảm và các nguồn dầu có thể chỉ đủ trong 30-40 năm nữa.Dầu là một nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, lượng dự trữ dầu trên toàn thế giới sẽ tiếp tục giảm và các nguồn dầu có thể chỉ đủ trong 30-40 năm nữa

Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng rộng rãi và là nguồn tài nguyên rẻ nhất, không tái tạo được. Hơn thế, than đá là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí nhưng lại được nhiều người sử dụng.

Không khí là tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa nặng nề bởi sự ô nhiễm không khí đáng báo động như hiện nay. iệc đốt các nhiên liệu hóa thạch, khí thải từ các nhà máy và các ngành công nghiệp, khai thác mỏ, khói và hóa chất độc hại là một số nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí. Chúng ta cần tự bản thân có ý thức hơn để bảo vệ không khí, bảo vệ nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt này.

Sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, trong đó không thể không đau đáu trước nguồn tài nguyên nước đang khô cạn. Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước.

Nước: Do hậu quả của biến đổi khi hậu mà lượng mưa và băng trong mùa đông đã làm giảm trữ lượng nguồn cung cấp nước ngọt có thể được xử lý. Thực tế là gần 70% bề mặt trái đất bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5% lượng nước đó là nước tinh khiết phù hợp cho tiêu dùng. Chính vì vậy, nước là tài nguyên quan trọng chúng ta cần gìn giữ hàng đầu.

Theo các nhà nghiên cứu Phần Lan, kịch bản có xác suất cao nhất cũng lại là kịch bản tồi tệ nhất: Năm 2023, hệ sinh thái thế giới cơ bản đã bị tàn phá hoàn toàn bởi các trận cháy rừng khổng lồ thiêu đốt cả một khu vực rộng lớn. Lũ lụt tàn phá các khu vực ven biển, các cơn bão khủng khiếp xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Nước tinh khiết trở thành một thứ của hiếm. Người nghèo phải chịu hậu quả đầu tiên khi buộc phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm. Nhưng người giàu cũng không khá hơn là bao, bởi khi đã khan hiếm thì dẫu có tiền cũng không mua được nước sạch. Nền sản xuất công nghiệp toàn cầu bị xóa sổ do không còn tư liệu sản xuất. Nông nghiệp cố gắng khai thác các vùng đất canh tác còn lại để tạo ra lương thực nuôi sống con người.

Ảnh minh họa

Nhiều người sẽ bị chết đói, chết khát, chết vì bệnh tật. Không còn những chiếc xe hơi lăn bánh trên đường, hay những chuyến bay trên bầu trời, bởi dầu mỏ đã cạn kiệt. Dân số thế giới giảm mạnh và loài người quay về nền kinh tế nông nghiệp để duy trì sự sống.

Theo thống kê của các nhà khoa học, nhu cầu nước trên toàn thế giới sẽ tăng tới 45% trong khi nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động và ngày càng hiếm dần. Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ người (khoảng 1/4 dân số toàn cầu) không có nước sạch và hơn 2 tỷ người không đủ điều kiện vệ sinh, an toàn. Hàng năm, 3,6 triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra.

Khi nguồn nước bên trên đã cạn, tất yếu con người sẽ nghĩ ngay đến việc khai thác trữ lượng nước ngầm sâu dưới lòng đất. Song khi dùng hết lượng nước ngầm dự trữ trong lòng đất sẽ làm tăng thêm sự ô nhiễm nước, vì phân bón hóa học trong canh nông, các chất thải của con người và động vật cùng các hóa chất lại thẩm thấu vô lòng đất.

Chính vì vậy, Tổ chức Quốc tế Khí tượng toàn cầu từng cảnh báo: “Sự ô nhiễm xâm nhập từ từ là trái bom nổ chậm đang de dọa toàn thể nhân loại”.

Kịch bản thứ hai sáng sủa hơn một chút. Những gì đã nêu ở kịch bản đầu tiên vẫn không thể tránh khỏi, nhưng mức độ có giảm nhẹ đi. Con người có xu hướng sống tản mát ra khắp nơi để tìm kiếm những gì còn sót lại, hòng duy trì cuộc sống. Không còn ranh giới quốc gia, các chính phủ cũng tan rã.

Tất cả các tôn giáo của thế giới sẽ hợp nhất thành một phong trào xã hội với mục tiêu chung là cứu lấy sự sống trên hành tinh. Từng nhóm cư dân tự quản lấy cuộc sống của mình. Mọi người sẽ chuyển sang ăn chay. Môi trường dần được phục hồi.

Hà An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Video
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nguồn tài nguyên Trái đất dần cạn kiệt: Ai sẽ gánh chịu hệ quả?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.