Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo thời tiết cả nước 10 ngày, khu vực Bắc Bộ sẽ liên tục hứng chịu các đợt mưa lớn. Mưa kéo dài nhiều ngày khiến nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng tại khu vực trũng thấp tăng cao.
Mưa lớn kéo dài từ ngày 21/6 đã gây ngập úng, sạt lở tại huyện Hữu Lũng và Bắc Sơn (Lạng Sơn), khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều khu vực bị cô lập. Chính quyền địa phương đang khẩn trương ứng phó, hỗ trợ người dân sơ tán và khắc phục hậu quả.
An Giang đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về đất đai, nhà cửa, hạ tầng giao thông, đe dọa trực tiếp đến đời sống người dân.
Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 70/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
Từ đêm 19 đến sáng 20/5, mưa lớn liên tục trút xuống khu vực Tây Bắc, đặc biệt tại hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất và lũ quét tại 14 điểm được cảnh báo ở mức cao.
Mưa, lũ trong thời gian vừa qua đã làm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Trà Khúc, đoạn qua thôn An Thọ, xã Tịnh Sơn, đe dọa trực tiếp đến an toàn của nhiều hộ dân.
Từ ngày 1-5/12, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện đợt triều cường, cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại các khu vực trũng, thấp trong khoảng thời gian sáng sớm và đầu giờ chiều.
Trong khoảng 3-6 giờ tới, 24 huyện, thị xã, thành phố tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên, nguy cơ cao sẽ xảy ra hiện tượng sạt lở đất và lũ quét trên các sông, suối nhỏ.
Từ đêm 11/11 đến đêm 12/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Trên đèo Cù Hin (Khánh Hòa), có một khối đá lớn nằm trên một lớp đất có độ dày khoảng 60cm ở độ cao 30 m, đã bị nước xói mòn một phần chân, nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.
Mưa lớn kéo dài, khu vực đồi Cây Sường (Minh Hóa, Quảng Bình) xuất hiện nhiều vết nứt và sụt, lún, lực lượng chức năng đã khẩn cấp di dời người dân đến nơi an toàn.
Thời gian gần đây, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thường có mưa lớn kéo dài, cùng với địa hình nhiều đồi dốc nên đã xuất hiện những điểm có nguy cơ sạt lở đất.
Sau khi phát hiện 1 vết nứt ở trên núi phía sau bản Tân Ly (Lệ Thủy, Quảng Bình) rộng khoảng 5-20cm, cá biệt có nơi rộng gần 1m, nguy cơ sạt lở rất cao, lực lượng chức năng đã nhanh chóng sơ tán 13 hộ dân đến nơi an toàn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 6, dự kiến sẽ kéo theo mưa lớn trên diện rộng, tỉnh Quảng Ngãi đã lên phương án để di dời, sơ tán hơn 1000 hộ dân tại 67 điểm có nguy cơ cao bị sạt lở đồi, núi.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, hiện địa phương có gần 30 xã, thị trấn với hơn 1.400 hộ dân sống trong vùng bị sạt lở và nguy cơ xảy ra sạt lở cao, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi.
Do ảnh hưởng của bão số 4, nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng đe dọa tới sự an toàn của hàng trăm học sinh và giáo viên tại nhiều điểm trường ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa).