Thoát vị đĩa đệm do cột sống phải chịu quá sức
TVĐĐ thường gặp ở những người làm việc nặng, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống. Đau lưng là triệu chứng khiến người bệnh không chịu nổi phải đi khám bệnh. Đau có khi đột ngột, có khi sau một chấn thương hoặc vận động sai lệch cột sống. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, ngồi hoặc đứng lâu, nằm nghỉ thì bớt đau nhiều. Do đau quá nên bệnh nhân tự tìm tư thế giảm đau như đi nghiêng người về một bên, nằm cong vẹo người.
Quan trọng triệu chứng đau lưng kèm theo dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh: giảm hoặc mất cảm giác, giảm sức cơ và trương lực cơ chi dưới, có thể teo vơ ở chân hoặc mất phản xạ theo rễ thần kinh bị tổn thương. Để chẩn đoán xác định ngòai các dấu hiệu trên cần đo điện cơ, xét nghiệm dịch não tủy, chụp Xquang cột sống. CT Scaner, cộng hưởng từ, chụp tủy.
Cách giải quyết thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ MRI
Phần lớn bệnh nhân bị TVĐĐ được điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10%là cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng; co nhẹ hai khớp gố và hang nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2-3 tuần nếu bệnh nặng, bình thường phải 1 tuần. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
Theo thống kê cho thấy, nam giới bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn nữ. Bệnh thường gặp trong độ tuổi lao động (20-50 tuổi). Theo thời gian, đĩa đệm sẽ thoái hóa nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hóa nhanh hơn. Do đó, có người bị thoát vị đĩa đệm rất sớm dù không phải lao động nặng.
Tư thế ngủ đúng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm
Vật lí trị liệu: Giảm đau bằng chườm nóng hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser…Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp. Bên cạnh đó kết hợp một số thuốc bổ sung từ sớm các dưỡng chất thiên nhiên có khả năng chuyên biệt giúp chăm sóc xương khớp trúng đích. Tuy nhiên, cần chọn loại có nghiên cứu rõ ràng về khả năng tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp, xương dưới sụn hiệu quả, đồng thời kích hoạt các tế bào tạo xương tăng cường hoạt động theo nhu cầu sinh lý của cơ thể, cải thiện mật độ khoáng của xương. Việc hỗ trợ dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp như An Cốt Nam của nhà thuốc An Dược, cần được sử dụng từ sớm và lâu dài, đặc biệt khi đã bị tổn thương nặng, nhằm trì hoãn thoái hóa khớp và giảm các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp một cách tự nhiên.
An Cốt nam – sản phẩm được chứng nhận an toàn và nhiều người bênh sử dụng
Phẫu thuật: mổ thoát vị khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc thoát vị gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi dưới…
Phòng bệnh thế nào?
Tập luyện: Các bài tập làm khỏe khối cơ cạnh cột sống sẽ có tác dụng làm vững cột sống và tránh các bệnh lý đĩa đệm. Tuy nhiên, tùy theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược.
Tập luyện đúng cách
Duy trì tư thế tốt: Duy trì một tư thế tốt trong học tập, lao động và làm việc sẽ tránh được những sang chấn cho cột sống. Nên ngồi thẳng lưng và không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Để nâng vật nặng, hãy gấp gối thay vì cúi lưng.
Duy trì thể trạng hợp lý: Cần duy trì cân nặng hợp lý với chiều cao để tránh áp lực cho cột sống.
Hương Hương