Rác thải gây ô nhiễm môi trường đa số chúng ta chỉ nghĩ về túi nhựa, hộp xốp, ống hút,… mà không hay biết vẫn còn một loại rác cực kỳ có hại, đang trở thành “bóng ma” ám ảnh khắp đại dương hiện nay, đó là những loại lưới đánh cá bị bỏ quên sau những chuyến đánh bắt. Sau đó, những tấm lưới này bị mắc kẹt ở một vùng biển nào đó hoặc theo gió và dòng chảy lang thang khắp đại dương. Do được sản xuất từ plastic, lưới “ma” tồn tại lâu dài trong tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và là nỗi kinh hoàng cho các loài sinh vật biển như cá heo, rùa biển và các loài cá.
Trục vớt được tấm lưới “ma” nặng hàng tấn dưới đáy đại dương
Mới đây, một tổ chức phi lợi nhuận có tên Ocean Voyages (OV) đã thực hiện một chiến dịch FloatEco làm sạch biển tại một trong những khu vực tập trung rác lớn nhất, mang tên Đảo rác Thái Bình Dương (Great Pacific Garbage Patch). Kết quả sau 25 ngày, họ trục vớt được hơn 40 tấn rác, gồm nhựa thông dụng và lưới đánh cá.
Nhựa thông dụng ở đây thực chất là đầy đủ các loại nhựa có mặt trên đất liền, từ chai nước, túi nhựa, đến đồ chơi, vật dụng nhựa. Nhưng điểm đáng chú ý chính là 5 tấn lưới đánh cá được vớt lên. Đây là công cụ phục vụ cho ngư dân, những loại rác này nó có thể đã tồn tại dưới lòng đại dương trong hàng chục năm. Khi bị cuốn trôi, nó kéo theo rác lơ lửng xung quanh và tạo thành một đám rác khổng lồ, dễ dàng khiến các loài sinh vật biển mắc kẹt lại đó.
Những tấm lưới “ma” kéo theo rác thông thường “lơ lửng” trong đại dương tạo thành cụm hàng tấn rác thải gây kinh hoàng.
Tổ chức trục vớt được 40 tấn rác sau 25 ngày thực hiện chiến dịch
Sau chiến dịch này, Ocean Voyages dự định sẽ trở lại đây vào năm 2020, để tiếp tục một kế hoạnh thu dọn rác kéo dài trong 3 tháng.
Trước khi thực hiện trục vớt hiệu quả, Ocean Voyages đã thực hiện một khảo sát bằng thiết bị bay Drone tại khu vực này, nhằm đánh giá tình hình và có chiến lược đúng đắn. Họ còn thuê cả thuyền bè xung quanh khu vực, nhằm gắn định vị lên các tấm lưới ma nhờ hệ thống vệ tinh.
Những loại rác thải bị kéo cụm cùng với tấm lưới “ma”
Tấm lưới “ma” như “hố tử thần” của các loài sinh vật biển
Theo Crowley, số liệu cho thấy mỗi năm có khoảng 600.000 tấn công cụ đánh cá bị bỏ lại dưới lòng đại dương khiến 380.000 sinh vật biển đã bị giết hại.
Ocean Voyages đã hợp tác cùng 2 chuyên gia từ ĐH Hawaii là Nikolai Maximenko và Jan Hafner để cùng thực hiện dự án FloatEco. Đây là dự án nghiên cứu được tài trợ bởi NASA, nhằm mục đích tìm ra giải pháp cho các loại rác đang tồn đọng ngày càng nhiều dưới đại dương, và giải cứu hệ sinh thái hiện nay.
Mai Dung (T/h)