Sữa tươi hoặc sữa đậu nành
Sữa tươi và sữa đậu nành là hai loại sữa có chứa hàm lượng protein khá cao nhưng nếu dùng cách này để khống chống cơn đói thì không có tác dụng bởi vì protein lúc này không thực hiện đúng vai trò của nó.
Chỉ nên uống sữa khi ăn kèm với bánh mỳ hoặc loại thức ăn nào có chứa bột mỳ, sữa hấp thụ tốt nhất vào bữa sáng và sau bữa trưa khoảng 2 tiếng, cũng có thể uống sữa trước khi đi ngủ.
Sữa chua
Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích sức khỏe của sữa chua. Nó là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu canxi, magie, protein từ sữa và các vitamin khác. Ăn sữa chua trước bất kỳ thứ gì khác vào buổi sáng có thể tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua và làm giảm lợi ích dinh dưỡng mà nó thường cung cấp. Các nhà nghiên cứu cho biết tốt nhất nên ăn sữa chua từ 1-2h sau bữa ăn.
Không được uống rượu bia khi đói
Uống rượu bia khi đói là một cách giết chết dạ dày. Khi đói mà uống rượu làm cho lượng đường trong máu bị hạ xuống thấp và dẫn đến hiện tượng toát mồ hôi, đau đầu, chóng mặt. Nếu như lượng đường hạ xuống quá thấp dễ dẫn đến hôn mê sâu.
Không được ăn đồ lạnh khi đói
Khi đang đói mà ăn đồ lạnh làm cho dạ dày bị co lại, nếu như bạn cứ thường xuyên duy trì thói quen xấu như vậy thì nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến dạ dày tăng cao, ví dụ như loét dạ dày, viêm dạ dày,…
Bánh ngọt
Ăn bánh ngọt, bánh rán và bánh mì có chứa men nở có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến đầy hơi, khó chịu cho một số người, đặc biệt nếu họ ăn lúc đói. Hàm lượng đường không chỉ làm tăng đột biến lượng glucose và làm quá tải tuyến tụy mà còn có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và đau dạ dày. Những vấn đề về dạ dày này cho thấy bạn khó tiêu hóa lúa mì hoặc không dung nạp gluten.
Nước tăng lực
Một loại nước tăng lực điển hình chứa khoảng 40 gram đường và chất làm ngọt nhân tạo. Đường đơn cản trở việc sản xuất protein và sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Uống nước tăng lực khi bụng đói có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày.
Khoai lang
Bình thường khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu như ăn khoai lang khi đang đói bụng thì lại dễ dẫn đến chứng đầy hơi, khó tiêu, trong khoai lang có chứa nhiều chất gây kích ứng dạ dày. Nếu như thường xuyên ăn khoai khi đói sẽ tàn phá dạ dày của bạn.
Kẹo cao su
Một số người làm dịu cơn đói của họ bằng cách nhai một thanh kẹo cao su. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nó có thể có tác dụng ngược lại. Kẹo cao su sẽ đánh lừa cơ thể nghĩ rằng nó có chất dinh dưỡng để tiêu hóa. Khi không có thức ăn, nồng độ axit trong dạ dày tích tụ có thể gây khó chịu, khó tiêu và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Nước ép trái cây
Khi ép trái cây, nhiều chất xơ lành mạnh sẽ bị mất đi. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường trong trái cây, do đó, tiêu thụ ở dạng lỏng thay vì ăn cả trái cây sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Lượng đường fructose tăng cao không chỉ gây độc cho gan mà còn gây căng thẳng cho tuyến tụy, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng. Thay vào đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn cả trái cây, cùng với protein chẳng hạn như bơ hạt.
Quả chuối
Bình thường chuối là một loại trái cây cực kỳ tốt nhưng khi đói bụng thì chuối không còn tác dụng như vậy nữa. Ăn chuối khi bụng đói làm cho lượng magie trong máu tăng cao và khi đó lượng magie và canxi trong máu bị mất cân bằng, làm cho lượng máu đưa đến tim có vấn đề và không tốt cho sức khỏe.
Trà xanh
Trà xanh mặc dù rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi đói mà uống nước trà sẽ bị phản tác dụng. Cụ thể những biểu hiện khi say trà như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mắc ói,…
Hải Châu