Giá trị này cao hơn 2,4 ppm so với kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 5/2019. Phép đo được thực hiện tại Đài quan trắc Mauna Loa bởi các chuyên gia từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và Viện Hải dương học Scripps ở San Diego, California.
Mauna Loa nằm trên một ngọn núi lửa cằn cỗi ở ngoài khơi Thái Bình Dương, nơi không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm và thảm thực vật địa phương, khiến nó trở thành địa điểm lý tưởng để lấy mẫu không khí.
Nồng độ CO2 khí quyển tại Mauna Loa đạt đỉnh vào tháng 5 là một bất ngờ đối với nhiều người bởi trong những tháng vừa qua, nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu đã giảm mạnh do đại dịch.
Theo một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Nature Climate Change, lượng khí thải CO2 hằng ngày trên toàn cầu đã giảm trung bình 17% vào đầu tháng 4/2020 do lệnh hạn chế đi lại và những thay đổi trong mô hình tiêu thụ năng lượng. Tại một số quốc gia, phát thải thậm chí giảm tới 26% vào lúc cao điểm.
Một khu công nghiệp xả thải ra ngoài bầu khí quyển. (Ảnh: AP)
Lượng khí thải giảm nhưng nồng độ CO2 vẫn tăng cao ngất ngưởng
Vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên trong thời gian vừa qua khá nhiều nhà máy trên thế giới đã tạm ngưng hoạt động, đồng nghĩa với việc lượng khí thải ra bầu khí quyển khá ít. Tuy nhiên, ngược lại nồng độ CO2 vẫn ngày một tăng cao, đáng chú ý nhất là vào thời điểm tháng 5/2020 vừa qua, khiến không ít người ngạc nhiên.
Giám đốc Chương trình CO2 từ Viện Hải dương học Scripps – nhà hóa học Ralph Keeling đã đưa ra lời giải thích cho việc này: “Việc bùng phát dịch Covid-19 trên thế giới vẫn không khiến lượng CO2 trên bầu khí quyển giảm đi, đó là điều mà mọi người đều thấy. Nguyên nhân đó chính là từ những bãi rác, lượng CO2 sẽ được tích tụ từ đây khá nhiều”.
Theo nghiên cứu từ Nature, lượng khí thải CO2 từ các nhà máy, khu công nghiệp, bãi rác lớn trên thế giới có thể sẽ vượt ngưỡng vào năm 2033. Với tình trạng như vậy, rất có thể trong tương lai gần nhiệt độ trên bầu khí quyển sẽ tăng thêm 1,5 độ C.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học còn cho biết thêm nồng độ CO2 trong nhà cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mọi người, nghiêm trọng nhất đó chính là ảnh hưởng đến nhận thức và cản trở suy nghĩ. Nghiên cứu của các chuyên gia được đăng tải trên tờ Nature cho biết thêm, lượng CO2 còn được tìm thấy ở phòng ngủ, văn phòng, lớp học.
Tạp chí Nature Climate Change chia sẻ, lượng khí thải CO2 hằng ngày trên toàn cầu đang giảm trung bình khoảng 17% (tính đến 4/2020). Các chuyên gia nghiên cứu khoa học cho rằng để nồng độ CO2 trên bầu khí quyển giảm xuống 20-30% thì sẽ mất khoảng 6-12 tháng. Bạn nghĩ như thế nào về nồng độ CO2 tăng kỷ lục trong vài triệu năm qua? Cho chúng mình biết ý kiến tại CỘNG ĐỒNG nha.
Hồng Minh (T/h)