Phát triển kinh tế tuần hoàn chìa khóa để bảo vệ môi trường

Minh Châu|26/10/2020 07:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Việt Nam tích cực tham gia nền kinh tế tuần hoàn, đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người, từ đó hướng tới một nền kinh tế xanh.

Kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa để giải bài toán mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi mô hình ưu việt này vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, mang lại những giá trị về mặt xã hội và môi trường, từ đó hướng tới một nền kinh tế xanh.

Sản xuất túi nilon nhựa. Ảnh minh họa

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển có ít tài nguyên, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt.

Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nghiệp hợp tác cùng hướng tới kinh tế tuần hoàn. Đó là liên minh tái chế bao bì Việt Nam đã ra đời với 9 công ty là Coca Cola, Friesland Campina, La Vie, Nestle, Nutifood, Suntory Pepsico, Tetra Pak, TH Group và URC. Theo ông Vinh, những doanh nghiệp này đều là những tập đoàn đa quốc gia với chiến lược toàn cầu và nguồn lực đủ mạnh. Tuy nhiên, thực trạng của Việt Nam hiện nay cũng đang đặt ra câu hỏi, ở Việt Nam 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), vậy DNNVV sẽ phát triển kinh tế tuần hoàn ra sao, bắt đầu thế nào khi kinh tế tuần hoàn vẫn là khái niệm mới.

Trên thực tế, đến nay nhận thức về kinh tế tuần hoàn và lợi ích đã rõ nhưng thực tế hầu hết rác thải vẫn mang đổ bỏ, các vấn đề môi trường chưa được giải quyết, tài nguyên đang cạn kiệt. Thực tế đòi hỏi phải chuyển đổi sang nền kinh tế hợp lý hơn. Kinh tế tuần hoàn là tương lai của doanh nghiệp, là tương lai của các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Minh Châu

Bài liên quan
  • Ninh Bình: Sáng chế lò đốt rác thân thiện với môi trường
    Moitruong.net.vn – Nhằm triển khai có hiệu quả việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã nghiên cứu, lắp đặt, bàn giao cho UBND xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn) quản lý, vận hành 1 lò đốt xử lý được trên 300kg rác thải/giờ và khí thải tạo ra từ lò này là khí sạch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển kinh tế tuần hoàn chìa khóa để bảo vệ môi trường