Tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 (huyện Phước Sơn, Quảng Nam), mặt hồ đặc kín xác gỗ với nhiều kích cỡ khác nhau. Gỗ này gồm nhiều chủng loại có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Các phương tiện thủy di chuyển khó khăn khi qua những lớp gỗ nổi dày đặc này.
Nhiều cây gỗ đường kính lớn, đường kính thân khoảng 60-80cm. Bên cạnh những cây gỗ tươi vừa bị sạt lở cuốn trôi thì còn có những khúc gỗ có dấu hiệu cũ, lâu năm.
Gỗ trôi tấp kín mặt hồ thủy điện Đăk Mi 4. Ảnh: TTO.
Trên khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (khu vực xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My). Cũng trong tình trạng tương tự, dường như toàn bộ mặt hồ bị phủ lấp bởi nhiều lớp rác, cây rừng.
Rác cây rừng phủ kín dòng sông Tranh Ảnh: NLĐ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Quảng Nam, trước tình trạng trên, ông đã yêu cầu lực lượng kiểm lâm và chính quyền huyện Phước Sơn tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ hiện trường, nghiêm cấm người dân tự ý trục vớt.
Giao kiểm lâm tổ chức phương án trục vớt quản lý bán thanh lý hoặc giao về các xã có nhà dân bị mất nhà do lũ để sử dụng làm lại nhà cho dân. Với những ván gỗ và tài sản của nhà dân bị trôi, cần bảo vệ chờ người dân tới nhận lại.
Hoàng Nhân (t/h)