Singapore: Bước đầu thử nghiệm thành công phương pháp Wolbachia chống sốt xuất huyết

Ngọc Linh (t/h)|05/12/2019 04:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Cơ quan Quản lý môi trường Singapore (NEA) đã chính thức áp dụng phương pháp Wolbachia để diệt muỗi mang virus sốt xuất huyết.

Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn dịch sốt xuất huyết tiếp tục bùng phát tại Singapore, ngày 2/12, Cơ quan Quản lý môi trường Singapore (NEA) đã chính thức đưa vào hoạt động một trung tâm mới nghiên cứu về sự phát triển và cung cấp các con muỗi đực Wolbachia-Aedes aegypti (giống muỗi Aedes aegypti mang trong mình vi khuẩn nội bào Wolbachia).

Phương pháp mới sẽ được phát triển bởi trung tâm nghiên cứu về sự phát triển và cung cấp các con muỗi đực Wolbachia-Aedes aegypti (giống muỗi Aedes aegypti mang trong mình vi khuẩn nội bào Wolbachia). Trung tâm này có năng lực thả vào môi trường tự nhiên khoảng 5 triệu con muỗi đực Wolbachia-Aedes aegypti mỗi tuần.

Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn… Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi chúng có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây bệnh sốt xuất huyết), virus Zika và một số loại virus khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh sang người.

Một đặc điểm nữa là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng “ung”. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gene vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gene của muỗi. Vi khuẩn này sống cộng sinh trong tế bào muỗi.

Wolbachia là một loại vi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue gây sốt xuất huyết và Zika, nhưng muỗi vằn trong tự nhiên lại không mang Wolbachia. Muỗi cái tự nhiên giao phối với muỗi đực mang Wolbachia, trứng đẻ ra sẽ không phát triển thành muỗi, trong khi muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực tự nhiên hay muỗi đực mang Wolbachia đều sinh ra trứng có khả năng phát triển thành muỗi mang Wolbachia.

NEA cho hay, theo thời gian, việc liên tục đưa các con muỗi đực Wolbachia-Aedes aegyti vào môi trường tự nhiên được kỳ vọng sẽ từng bước làm giảm lượng muỗi cái thành thị Aedes aegypti, nhờ đó giảm được nguy cơ lây truyền dịch bệnh sốt xuất huyết.

Việc đưa vào hoạt động trung tâm nói trên diễn ra trong thời điểm Singapore đang trải qua đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn trong thời gian qua. Tính đến ngày 21/11 vừa qua, đã có hơn 14.470 người bị lây nhiễm sốt xuất huyết với 20 trường hợp tử vong tại nước này.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Singapore: Bước đầu thử nghiệm thành công phương pháp Wolbachia chống sốt xuất huyết
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.