“Rất nhiều bằng chứng cho thấy một tuổi thọ đáng ngưỡng mộ luôn đồng hành với một quá trình sống lành mạnh về thể chất, không thương tật. Vì vậy, những nghiên cứu chúng tôi đã cho thấy một kết quả đầy khả quan về khả năng con người chúng ta có thể cải thiện được một tuổi già khỏe mạnh và bền bỉ bằng việc bồi dưỡng những giá trị tâm hồn như tinh thần lạc quan”, Lewina Lee – người dẫn đầu nghiên cứu, Khoa Y Dược, Đại học Boston.
Trong một tài liệu của Viện Khoa Học Quốc Gia, Lee và những đồng nghiệp của ông đã phân tích những số liệu từ hai dự án nghiên cứu dài hạn trước đây về sự tích cực trong lối sống của con người.Mỗi nghiên cứu này tập trung hướng đến mỗi nhóm đối tượng. Đối tượng thứ nhất là những nữ y tá có độ tuội trung bình là 70, nghiên cứu kéo dài từ năm 2004 đến 2014. Đối tượng thứ hai là một nhóm đàn ông với độ tuổi trung bình là 62, được khảo sát liên tục từ năm 1986 đến 2016.
Dựa vào điểm số về sự lạc quan của mỗi người đạt được, đội nghiên cứu đã chia ra khoảng 70,000 người phụ nữ đã qua khảo sát này thành 4 nhóm. Tiếp đó, họ sẽ làm phép so sánh giữa nhóm người đạt được mức độ tích cực cao nhất và thấp nhất với nhau, xét trên nhiều phương diện bào gồm: tuổi tác, đời sống tình dục, chủng tộc, giáo dục, bệnh trầm cảm và những tình trạng sức khỏe khác.
Sống lạc quan, suy nghĩ tích cực là chìa khóa để kéo dài tuồi thọ
Kết quả cho thấy nhóm người có mức độ tích cực cao nhất có tuổi đời dài hơn 15% so với nhóm người ít tích cực nhất. Với đối tượng là những người đàn ông, khảo sát cũng cho thấy kết quả tương tự: con số 11% là sự chênh lệch về tuổi thọ giữa những người đàn ông tích cực nhất và ít tích cực nhất.
Ở một góc độ khác, khi xét về chế độ tập luyện thể dục, ăn uống, hút thuốc, lượng cồn mà những người tham gia khảo sát tiêu thụ. Sự ảnh hưởng của lối sống tích cực tuy nhỏ hơn nhưng vẫn có sự khác biệt rõ rệt: 9% và 10% lần lượt là sự chênh lệch về tuổi thọ giữa những người tích cực nhất và ít tích cực nhất ở phụ nữ và đàn ông.
Tuy nhiên, phần lớn những đối tượng tham gia nghiên cứu đều là người da trắng và chỉ một vài trong số họ có địa vị xã hội – kinh tế thấp kém. Cho nên để có được số liệu phổ quát hơn, cần tiến hành thêm nhiều cuộc nghiên cứu ở những nhóm đối tượng khác.
Mặc dù qua những số liệu trên ta có thể thấy được sự tác động tích cực rõ rệt của lối sống lạc quan đối với tuổi thọ con người, nhưng vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng về mỗi liên quan này. “Trong nghiên cứu của chúng tôi, hành vi lành mạnh, ít triệu chứng trầm cảm và nhiều mối quan hệ xã hội chỉ một phần nào đó giải thích cho mối liên hệ giữa sự lạc quan và sự trường thọ của con người”, bà Lee chia sẻ.
Không chỉ mang lại một cơ thể trường tồn, bền bỉ, có những dạng thức khác của sự lạc quan cũng mang đến những lợi ích khác. Giáo sư triết học Lisa Bortolotti đến từ Đại học Birmingham đồng tình cho rằng: “Chúng ta có thể có những cách nhìn thiên vị về khả năng cũng như tương lai của chúng ta: chúng ta có thể nghĩ rằng mình là một tài xế giỏi, mình sẽ không bao giờ đổ vỡ trong hôn nhân. Những cánh nhìn thiên vị, lạc quan về bản thân như những trường hợp này có thể cũng là một điều có ích. Nếu chúng ta tin rằng chúng ta có thể đạt được mục tiêu nào đó, chúng ta càng kiên cường khi đối mặt với khó khăn”.
Hồng Nhung (T/h)