Moitruong.net.vn – Việc thải hàng tỷ tấn khí carbon dioxide (CO2) vào bầu khí quyển mỗi năm đã khiến cho ngày càng gia tăng mối đe dọa về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí CO2 vào khí quyển từ các hoạt động sản xuất cũng như đời sống, trong đó có việc tái chế loại khí này thành nguyên vật liệu có ích như vải vóc.

Phương pháp mới dựa trên việc hút các phân tử CO2 trong khí quyển và không gây tốn nhiều năng lượng. Vật liệu sau đó có thể được biến đổi thành nguyên liệu làm chai lọ, giấy gói hoặc vải vóc.

“Vũ khí” bí mật ở đây là chuỗi polymer xốp (PCP) được tạo ra từ ion kẽm. Những ion này có khả năng giữ các phân tử CO2 hiệu quả hơn 10 lần so với các polymer khác. Hơn nữa, vật liệu này còn có thể tái sử dụng và tiếp tục có hiệu quả lớn sau 10 lần tái chế.

“Chúng tôi đã thiết kế thành công loại vật liệu polymer xốp, có khả năng giữ các phân tử CO2 với hiệu quả cao; đồng thời có thể nhanh chóng biến thành các vật liệu hữu cơ có ích” – nhà khoa học Ken-ichi Otake ở ĐH Tokyo cho biết.

Bên cạnh đó, nếu ứng dụng theo những phương pháp này các nhà khoa học có thể tái chế CO2 thành focmamit, chất được sử dụng rất nhiều trong ngành dệt may, dược phẩm và vật liệu dính. Đồng thời, nó còn làm giảm sự phụ thuộc vào hydrocarbon, loại bỏ một quá trình gây ô nhiễm môi trường. Khi tổng hợp formamit từ hyrdocarbon đòi hỏi các loại khí độc hại phải được xử lý ở nhiệt độ cao, cũng như dùng các chất hóa học khác, chất khử hay các chất phản ứng chức năng khác.

Minh Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tái chế CO2 thành vải vóc
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.