Hơn 700 tàu thuyền của tỉnh Bình Thuận đang hoạt động trong vùng nguy hiểm
>>>Biển xâm thực, người dân Bình Thuận lo âu
>>>Phòng chống bão số 1, Bình Thuận ban hành lệnh cấm biển
Đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ cho người dân – Ảnh minh họa
Theo đó, các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện các phương án thu gom, xử lý bảo vệ sinh đối với xác động vật chết trên địa bàn, tập trung vào các khu vực có cơ sở chăn nuôi/giết mổ, khu vực chợ, khu dân cư tập trung…
Thứ hai, triển khai các biện pháp thu gom rác thải, bùn đất đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm như: các bãi chôn lấp rác thải, các kho hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; khu vực bệnh viện, trạm xá…
Thứ ba, hướng dẫn nhân dân khu vực bị ảnh hưởng do bão, lũ tiến hành vệ sinh nhà cửa, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường phố, thôn, xóm…; tiến hành tiêu độc, khử trùng các giếng nước sinh hoạt và bể nước cấp; phun thuốc khử khuẩn, diệt côn trùng tại các trường học, chợ… khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai.
Thứ tư, thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, cấp, phát cho người dân các loại thuốc phòng và chữa bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trường sau thiên tai.
Thứ năm, kiểm tra các kho lưu trữ chất thải, các công trình thu gom và xử lý chất thải, kịp thời phát hiện, xử lý ô nhiễm môi trường, không để chảy tràn chất thải vào nguồn nước; xử lý kịp thời vấn đề môi trường phát sinh trên địa bàn theo thẩm quyền, đảm bảo không để ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Thứ sáu, tăng cường tuyên truyền cho người dân về các biện pháp đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, áp dụng các biện pháp y tế để khử trùng nguồn nước đảm bảo sinh hoạt.
An An (T/h)