(Moitruong.net.vn) – Theo đó, dịch bệnh khảm lá cây sắn (mì) hiện đang tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Châu (nhiễm bệnh đến 1.500ha); Tân Biên (55ha); Châu Thành (hơn 15ha).
Chiều ngày 20/7, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức cuộc họp đột xuất để công bố dịch bệnh khảm lá sắn (khoai mì) trên địa bàn tỉnh; đồng thời tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch khảm lá sắn cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến làm trưởng ban.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh, bệnh khảm lá cây mì xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, trong đó có hơn 575ha mì 2 – 4 tháng tuổi; gần 700ha giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi; hơn 300ha từ 5 – 8 tháng; riêng mì sắp thu hoạch khoảng 20ha. Phần lớn diện tích mì nhiễm bệnh thuộc khu vực các xã biên giới. Trong đó, giống mì HLS11 có bệnh khảm lá phát triển rất mạnh so với các giống khác như KM 419, KM 140, KM 94.
Đây là loại bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ, làm giảm năng suất và chất lượng rõ rệt cây sắn. Nếu cây trồng bị nhiễm bệnh lúc còn non, cây sắn sẽ không cho thu hoạch, không phòng trị kịp thời, bệnh này sẽ lây lây lang nhanh ra các vùng khác. Trước đây bệnh này đã gây hại nặng trên cây sắn ở Campuchia, Lào và hiện phát triển mạnh ở Tây Ninh của Việt Nam.
Thắng Nam (th)