Tết Đoan Ngọ ăn gì giúp “giết sâu bọ”?

Phúc Minh|06/06/2024 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hoá của người Việt. Trong ngày này người Việt sẽ ăn những món ăn nào để may mắn.

Bất chấp dòng chảy của thời gian lẫn sự phát triển của nền văn minh khoa học, Tết Đoan Ngọ vẫn còn là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hoá của người Việt. Những cơn nắng chói chang của mùa hè có thể khiến người ta mệt lử nhưng các gia đình vẫn không quên sắm sửa, bày biện những lễ vật, những thức quà của mùa hè để đón Tết Đoan Ngọ.

Đoan Ngọ được cử hành hằng năm vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Không chỉ đất nước ta mà nhiều nước Á Đông khác cũng rộn ràng đón ngày Tết được dân gian gọi là "Tết giết sâu bọ". Không chỉ có những hoạt động thú vị, phẩm vật dâng lên ngày Tết Đoan Ngọ cũng đầy màu sắc đặc trưng của sản vật địa phương.

tet-doan-ngo-an-gi.jpg
Vào ngày Tết Đoan Ngọ mỗi gia đình đều chuẩn bị những mâm lễ, mâm cỗ dâng cúng tổ tiên

Vào ngày Tết Đoan Ngọ mỗi gia đình đều chuẩn bị những mâm lễ, mâm cỗ dâng cúng tổ tiên sau đó sẽ thụ hưởng cùng với con cháu. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người Việt Nam sẽ thường ăn các món ăn đó là:

Bánh tro


Món bánh hình thuôn dài hoặc hình chóp được làm nhân ngọt hoặc nhân mặn. Bánh có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro tốt cho đường tiêu hóa, phù hợp với thời tiết mùa hè. Bánh tro là món ăn truyền thống ở vùng Nam bộ và miền Bắc Việt Nam.

Cơm rượu nếp

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến trong các gia đình người Việt đó là cơm rượu. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể.

Cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng…

Vải, mận


Theo truyền thống, vào Tết Đoan Ngọ, người Việt thường ăn các loại hoa quả có vị chua, đắng, chát, ngọt, thường là quả vải, mận, đào… để giết sâu bọ.

Đây cũng là những loại quả đang rộ mùa, vừa ngon lại rẻ... Những thức quả này có vị chua ngọt dịu dàng, rất thích hợp ăn để "diệt sâu bọ". Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, không nên ăn các loại trái cây này khi bụng đói.

Thịt vịt


Thịt vịt (quay hoặc luộc) cũng là một trong những món ăn quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, thịt vịt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng cân bằng âm dương, giúp thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Bởi vịt trong tiếng Hán là "áp". Vịt đồng âm với "áp" nên mang nghĩa trấn áp sự xâm nhập của bệnh tật, tà khí. Đây cũng là lời chúc người thân, bạn bè luôn an lành.

Chè trôi nước


Chè trôi nước ngọt mát thanh xuất hiện ở miền Nam là chủ yếu. Miền Bắc và miền Trung cũng có nhưng không quá nhiều.

Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo và rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.

Bánh khúc


Món bánh được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen... rất thơm là truyền thống của người Bắc. Khu vực miền Trung và miền Nam cũng có nhưng không quá nhiều.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tết Đoan Ngọ ăn gì giúp “giết sâu bọ”?