Tết Đoan ngọ là gì? Tết Đoan ngọ năm 2024 là ngày nào?

Phúc Minh|05/06/2024 15:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) hàng năm hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ, từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt Nam.

Tết Đoan ngọ là gì?

Tết Đoan ngọ còn được gọi với cái tên là Tết Đoan dương, Tết Giết sâu bọ, diễn ra vào tháng 5 Âm lịch - thời điểm thời tiết nóng bức và ẩm ướt, dễ phát sinh dịch bệnh. Theo quan niệm dân gian, việc ăn các thực phẩm như cơm rượu trong ngày này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

Tết Đoan ngọ còn là dịp người dân phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho cây trồng, góp phần bảo vệ mùa màng và môi trường sống.

tet-doan-ngo.jpg
Ảnh minh họa

  • Tết Đoan ngọ 2024 là ngày nào?


    Tết Đoan ngọ - Đoan dương diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch, chính xác là thời điểm giữa trưa. Đoan có nghĩa là mở đầu, ngọ là thời điểm giữa trưa, lúc dương khí cực thịnh.

    Tết Đoan ngọ 2024 sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6. Vào ngày này, người dân làm lễ cúng Tết Đoan ngọ với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu, cũng như tiêu diệt những loài gây bệnh cho con người, vật nuôi.

    Theo quan niệm dân gian, việc ăn trái cây và rượu nếp vào ngày 5/5 Âm lịch là cách để diệt trừ sâu bọ. Nghi thức này bao gồm súc miệng ba lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp để làm sâu bọ say và ăn trái cây để giết sâu bọ.

    Ở một số nơi, người dân có tập quán ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen để diệt trừ sâu bọ và bệnh tật trong người. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ.

    Ở nhiều địa phương ven biển, vào Tết Đoan ngọ, người dân chờ đúng giờ Ngọ đi tắm biển để cầu bình an khỏe mạnh vì theo quan niệm dân gian, đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, giờ Ngọ là giờ dương khí mạnh nhất trong ngày. Cũng với quan niệm đó, nhiều người hái các loại thảo dược đúng thời điểm này vì cho rằng đây là lúc dược tính trong cây cỏ cao nhất.

    Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ gồm những gì?

    Lễ Gia Tiên


    Mâm cúng lễ Gia Tiên gồm:

    - Một mâm cơm chay
    - Các loại bánh chay, xôi chay
    - Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
    - 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
    - Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
    - Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
    - Có thể mua một chút tiền âm phủ

    Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên


    Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.

    Mâm cúng lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên gồm:

    - Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
    - Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
    - Các loại bánh chay, một mâm xôi
    - 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng
    - 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
    - Một chiếc lọng đỏ có viền vàng
    - 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tết Đoan ngọ là gì? Tết Đoan ngọ năm 2024 là ngày nào?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.