Thái Nguyên: Tăng cường phòng bệnh tay chân miệng

21/10/2017 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Bệnh chân tay miệng tăng mạnh ở Trà Vinh

(Moitruong.net.vn) – Theo thông tin trên báo Thái Nguyên, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ ghi nhận trên 100 ca mắc bệnh tay chân miệng lâm sàng, rải rác tại cộng đồng (giảm 66,7% so với cùng kỳ năm 2016). Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh ghi nhận được đều phát sinh trong tháng 9 và tháng 10. Không để dịch bệnh xảy tràn lan và bùng phát, ngành Y tế Thái Nguyên tăng cường các biện pháp phòng chân tay miệng.

>>>

trieu-trung-tre-mac-benh-chan-tay-mieng

Thái Nguyên tăng cường phòng bệnh tay chân miệng 

Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý, không để dịch lan rộng, kéo dài. Đồng thời, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về bệnh, cách phòng và phát hiện bệnh tay chân miệng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị các trường học thường xuyên vệ sinh trường lớp, dụng cụ, đồ chơi, bố trí xà phòng, nước sạch cho học sinh vệ sinh cá nhân…

Đang là thời điểm giao mùa, tạo cơ hội cho dịch bệnh phát triển. Bởi vậy khi phát hiện trẻ bị chân tay miệng, cần:

Cách chữa trị và phòng bệnh chân tay miệng

Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian… và niêm mạc như zytee, kamistad… cho các vết loét.

Nếu trẻ có biểu hiện như sốt cao, li bì, nôn… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 – 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.

Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.

Để phòng tránh bệnh chân tay miệng chúng ta cần:

Cho bé ăn các loại thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín.

Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh chân tay miệng.

An Nhiên (th)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thái Nguyên: Tăng cường phòng bệnh tay chân miệng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.