Tháng cô hồn và sự tích Lễ Vu Lan

H.Nhung (TH)|22/08/2017 04:54
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nguồn gốc tháng cô hôn

(Moitruong.net.vn) – Quan niệm dân gian  nói rằng, tháng 7 Âm lịch hằng năm là tháng cô hồn và quỷ  giữ. Và trong  tháng 7 này chúng ta còn có ngày lễ  báo hiếu  qua  hay còn được gọi là Lễ Vu Lan, vậy nhưng trong chúng ta đâu phải ai cũng hiểu và biết rõ về nguồn gốc của những điều đó trong tháng 7 Âm lịch này.

su-tich-co-hon

Tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12h đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.
Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Sự tích Lễ Vu Lan trong tháng 7

vu-la-bao-hieu

Vu Lan-mùa báo hiếu

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nói về nguồn gốc của sự tích lễ Vu Lan, giảng viên phong thủy tại TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Võ Uyên Mi cho biết: “Sự tích lễ Vu Lan có từ thời của đức Phật. Khi ấy, các chư tăng thường đi ở ngoài đường để hóa duyên giúp bá tánh.

Trong các đệ tử của đức Phật thời đó, ngài Mục Kiền Liên được liệt vào hạng thần thông đệ nhất và có nhiều phép thuật nhất với khả năng nhìn soi các cõi.

Sau một thời gian tu luyện đắc quả, Ngài nhớ tới người mẹ của mình, không biết mẹ đang ở cõi nào. Ngài đã soi ra mẹ của mình đang bị đọa trong địa ngục.

Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, Mục Kiền Liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa.
Không có cách nào khác, Mục Kiền Liên trở về hỏi Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu.

Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó! Bởi tháng Bảy âm cũng là thời điểm chư tăng vừa hoàn thành an cư tụ tập nên đạo hạnh của họ thời điểm này rất mạnh”.

Mục Kiền Liên đã làm theo hai điều Phật dạy. Thứ nhất, đem của cải gia đình của ông đi cúng cho các vị chư tăng. Thứ hai, nhờ oai lực của mười phương chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ cho mẹ thì bà mới siêu thoát địa ngục được.

Sau khi hoàn thành đúng hai điều như vậy, nhờ oai lực chư tăng lập đàn thì mẹ ngài Mục Kiền Liên mới thoát khỏi địa ngục và siêu thăng lên trời. Đặc biệt ở chỗ không chỉ linh hồn mẹ ông được siêu thoát mà ngay cả các vong hồn lân cận trong hỏa ngục cũng được hưởng lây.

Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Và năm nay, Lễ Vu Lan sẽ được tổ chức vào ngày 31/8 tại Nhà hát lớn Hà Nội với chủ đề “Đại hiếu và Dân tộc”

H.Nhung (TH)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tháng cô hồn và sự tích Lễ Vu Lan
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.