Đạt được kết quả trên, những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp, công ty chế biến lâm sản nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị, doanh nghiệp đã mời chuyên gia khảo sát diện tích ban đầu cho nhóm hộ, mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực về trồng rừng, quy trình trồng, chăm sóc, khai thác đạt kết quả cao, tránh tán phá môi trường, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm lưu hành theo quy định của FSC.
FSC là chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường với lợi ích xã hội của các bên liên quan như nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương. Chứng nhận này do Hội đồng quản lý rừng FSC (Forest Stewardship Council) - tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm1993 với mục tiêu phát triển và quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới.
Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp đã mời chuyên gia khảo sát diện tích ban đầu cho nhóm hộ, mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực về trồng rừng, quy trình trồng, chăm sóc, khai thác đạt kết quả cao, tránh tàn phá môi trường, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm lưu hành theo quy định quản lý rừng bền vững của FSC. Sản phẩm gỗ được các doanh nghiệp chế biến gỗ cam kết thu mua với giá cao hơn rừng trồng thông thường, chế biến xuất khẩu sang thị trường các nước EU.
Hiện nay, một số thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đang đòi hỏi ngày càng cao về sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp. Vì vậy, việc cấp chứng chỉ FSC được xem là "giấy thông hành" để các sản phẩm từ rừng của Thanh Hóa có thể tiếp cận được các thị trường khó tính này.
Theo đánh giá của các chủ rừng, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt giá trị kinh tế cao hơn gấp 20% đến 30% so với diện tích rừng thông thường.