Thực phẩm giúp cho gan khỏe mạnh

Hoàng Ngân|04/01/2021 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ăn gì tốt cho gan, mát gan, những thực phẩm nào gây hại cho gan… là điều mà chúng ta cần biết để bảo vệ và giữ gìn lá gan được khoẻ mạnh.

Chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với gan.

Thực phẩm nào tốt cho gan?

Tỏi: Tỏi chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh có thể giúp gan xử lý và thải độc tố ra ngoài. Những chất chống ôxy hóa kể trên gồm allicin, axit amin arginine và khoáng chất selen – tất cả đều có thể hỗ trợ làm sạch gan.

Nho: Nhờ hợp chất thực vật mạnh mẽ Resveratrol chứa trong vỏ và hạt nho nên nho được xem là một loại trái cây có giá trị trong việc chống lại các bệnh liên quan đến gan. Hàm lượng chất Resveratrol ở mỗi giống nho, rượu vang, nước ép nho, vỏ nho đỏ, một số loại quả mọng, đậu phộng… sẽ khác nhau. Rượu vang đỏ tập trung hàm lượng resveratrol nhất. Nhiều mỹ phẩm trên thị trường hiện nay cũng chứa thành phần này, bởi Resveratrol cũng hoạt động như một chất chống ôxy hóa.

Cá: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá trích rất giàu axit béo omega-3, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng omega-3 có thể hạn chế sự tích tụ chất béo, bình thường hóa mức độ enzym và chống lại chứng viêm gan.

Củ nghệ: Củ nghệ thường được dùng chế biến một số món ăn để cho “lành bụng” nhưng hơn thế nữa, nghệ còn là một vị thuốc nhờ có hàm lượng curcuminoids cao. Đây là loại hợp chất tốt cho sức khỏe, giúp giảm viêm và hỗ trợ gan, thận, mật, giúp tăng cường tiêu hóa.

Trà xanh: Trà xanh chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và giảm tích tụ chất béo, giữ cho lá gan khỏe manh. Nên uống 2-3 chén trà xanh mỗi ngày để phát huy hiệu quả.

Mâm xôi, dâu tây: Các loại quả này có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.

Cà chua: Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Dứa: Dứa là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có enzyme tiêu hóa chống viêm giúp chuyển hóa thức ăn và hỗ trợ gan. Ngoài ra, quả dứa cũng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B1, magie và kali giúp giảm viêm.

Quả óc chó: Quả óc chó chứa hàm lượng arginie rất cao nên có thể giúp giải độc amoniac trong cơ thể. Ngoài ra trong quả óc chó còn chứa glutathione và acid béo omega 3 giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan . Những dưỡng chất này rất cần thiết để tạo ra màng tế bào khỏe mạnh xung quanh tế bào gan.

Bơ và táo: Quả bơ có tác dụng giúp cơ thể sản xuất glutathione, cùng với vitamin C và E, hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do, bảo vệ các tế bào gan khỏi bị hư tổn. Vitamin E và K có trong quả bơ có thể chống viêm, giúp gan làm sạch chất độc hại. Bơ cũng giàu chất béo lành mạnh, giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể.

Bởi vậy, thường xuyên ăn táo và bơ sẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương gan, cho chúng ta một lá gan khỏe mạnh. Còn táo có hàm lượng pectin cao, cần thiết cho cơ thể để làm sạch và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này giúp gan dễ dàng hơn trong việc xử lý các chất độc hại trong quá trình làm sạch cơ thể.

Chanh: Chanh chứa nhiều vitamin C, có đặc tính chuyển hóa các chất độc hại thành hợp chất hòa tan trong nước và dễ dàng loại bỏ khỏi cơ thể.

Chanh cũng giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho những người bị thiếu vitamin cấp tính. uống một cốc nước chanh mỗi buổi sáng để bắt đầu tăng cường chức năng gan và phương pháp này nên sử dụng liên tục trong 5 ngày rồi nghỉ trong 5 ngày tiếp theo.

Bông cải xanh: Ăn bông cải xanh sẽ làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể, đây là enzym tự nhiên bổ sung cho enzym được gan sản xuất. Enzym tự nhiên giúp tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm các nguy cơ gây ung thư.

Những thực phẩm không tốt cho gan nên tránh

Măng tươi: Măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg/1 kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN). Đây là chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Thịt đỏ: Tiêu thụ quá mức các loại thịt đỏ có hàm lượng protein và chất béo cao, khiến gan có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ và chuyển hóa protein.

Gừng: Gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng gừng có chứa nhiều volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole gây biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng dẫn đến biến chứng nặng, làm bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh đều không tốt cho gan. Hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo như Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal… nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì đây là bộ phận phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

Rượu, bia: Thức uống có cồn hấp thu trực tiếp vào máu không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu, càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, gây bất lợi cho gan.

Muối ăn: Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích, các loại mắm.

Hoàng Ngân

Bài liên quan
  • Mùa đông cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày mới là đủ?
    Moitruong.net.vn – Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người, việc uống nước có tác dụng vô cùng lớn trong việc giữ cơ thể của chúng ta khoẻ mạnh. Trong những ngày lạnh, chúng ta thường có xu hướng uống ít nước hơn, điều này không hoàn toàn tốt cho cơ thể.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thực phẩm giúp cho gan khỏe mạnh