Tiền Giang: Trồng cây gây rừng phòng hộ bảo vệ tuyến đê

Minh An|08/03/2017 23:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Dự án phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt cho khoảng 30.000 ha đất canh tác thuộc các huyện ven biển là Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo.

Trồng cây gây rừng phòng hộ bảo vệ tuyến đê ở Tiền Giang

Dự án có tổng vốn đầu tư trên 56 tỉ đồng được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I (năm 2016) tập trung thi công kè giảm sóng gồm các túi Geotube bơm cát bên trong nhằm gây bồi, tạo bãi, phòng chống sạt lở bờ biển trên đoạn dài 1.420 m. Kè mềm được thi công cách bờ khoảng 180 m, bên trong là nơi gây bồi, tạo bãi để đến giai đoạn II(2017 – 2018) trồng cây gây rừng, tái tạo rừng phòng bộ đã bị xâm thực mất trước đây. Diện tích thí điểm để gây bồi tạo bãi trồng rừng khoảng 18 ha bờ biển.

Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn I của dự án thí đã hoàn thành đúng tiến độ. Đáng mừng là một thời gian ngắn, tốc độ bồi đắp của phù sa khá nhanh. Qua khảo sát, theo dõi, độ dầy lớp phù sa bồi đắp phía trong kè mềm đạt từ 0,4m đến 0,5m, có khu vực dầy hơn, gần 1m phù sa bồi đắp.

Mục tiêu của dự án là gây bồi, tạo bãi bước đầu đã đạt kết quả rất khả quan. Sắp tới, các ngành chức năng sẽ khảo sát, tìm hiểu chất lượng phù sa bồi để xác định được cây con phù hợp và triển khai phương án trồng rừng hữu hiệu. Từ đó, nhân rộng ra toàn tuyến đê biển Gò Công nhằm tái tạo rừng phòng hộ bảo vệ đê cũng như lá phổi xanh cho vùng ven biển Gò Công. 

Minh An


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiền Giang: Trồng cây gây rừng phòng hộ bảo vệ tuyến đê