TP Nam Định: Phát triển trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ

Tú Anh|07/11/2020 11:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn –  Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định xác định một trong các chương trình trọng tâm cần tập trung thực hiện là: Đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh và phát triển trung tâm công nghiệp, dịch vụ thành phố Nam Định.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được TP Nam Định, tỉnh Nam Định xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 là đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh và phát triển trung tâm công nghiệp, dịch vụ thành phố.

Đây cũng là một trong các chương trình trọng tâm trong Chương trình hành động số 01-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh xác định, nhằm đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước…

Thành phố Nam Định tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị và thương mại.

BCH Đảng bộ tỉnh cũng định hướng các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa để xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư lớn như Sungroup, Vingroup… vào đầu tư các công trình trên khu vực địa bàn thành phố theo quy hoạch địa giới hành chính được mở rộng. Ưu tiên kết hợp các nguồn lực hoàn thành xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; thực hiện chuyển đổi số ở một số lĩnh vực trọng điểm; xây dựng hệ thống camera giám sát và quản lý đô thị thông minh; tăng cường cung cấp các tiện ích đô thị thông minh, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch. Tập trung phát triển các chức năng trụ cột là công nghiệp, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, khoa học và công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao…

Ngay sau thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, thành phố đã chủ động đẩy mạnh triển khai các chương trình, biện pháp thực hiện mục tiêu đề ra. Trong đó, tập trung triển khai bước đầu thí điểm dịch vụ đô thị thông minh gồm: thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; triển khai có hiệu quả việc họp trực tuyến và không giấy tờ tại các đơn vị trực thuộc tại UBND thành phố; triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại 25 phường, xã; triển khai bộ giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận chính quyền điện tử tại 2 phường Quang Trung, Thống Nhất và 4 trường tiểu học, trung học (Kim Đồng, Chu Văn An, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Thụ).

Thành phố cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị và thương mại; trong đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm: cải tạo trụ sở Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố; xây dựng tuyến đường trục phía nam thành phố đoạn nối tỉnh lộ 490C đến vị trí giao với đường dẫn cầu Tân Phong, xây dựng khu đô thị mới phía nam sông Đào giai đoạn 1, xây dựng kè hồ Hàng Nam và đường dạo ven hồ…

Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt; lập điều chỉnh: quy hoạch phân khu phường Lộc Vượng, phường Lộc Hạ, phường Thống Nhất, đường Phan Đình Phùng; điều chỉnh quy hoạch xung quanh vòng xuyến đài phun nước đường Đông A; điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xã Nam Vân, khu tái định cư phường Lộc Vượng…

Được biết, để cụ thể hóa chương trình trên, BCH Đảng bộ tỉnh chủ trì chỉ đạo xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng TP Nam Định giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ ban hành vào quý II-2021. BCH Đảng bộ tỉnh cũng định hướng các cấp, các ngành tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa để xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào đầu tư các công trình trên khu vực địa bàn thành phố theo quy hoạch địa giới hành chính được mở rộng. Ưu tiên kết hợp các nguồn lực hoàn thành xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; thực hiện chuyển đổi số ở một số lĩnh vực trọng điểm; xây dựng hệ thống camera giám sát và quản lý đô thị thông minh; tăng cường cung cấp các tiện ích đô thị thông minh, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch. Tập trung phát triển các chức năng trụ cột là công nghiệp, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, khoa học và công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao…

Quy hoạch và thực hiện vùng sản xuất chuyên canh ở các xã ven đô. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như: trồng hoa, cây cảnh, rau sạch, thuỷ sản. Hình thành, mở rộng các mô hình liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu cho một số nông sản có thế mạnh. Phát triển đặc trưng và bản sắc của thành phố Nam Định như: Văn hóa nhà Trần, truyền thống đất học, không gian khu phố cổ, nhà máy dệt cũ, làng trồng hoa, cây cảnh… Tập trung triển khai hiệu quả các hợp phần của Đề án xây dựng đô thị thông minh theo tinh thần Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, ưu tiên xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch…

Tú Anh

Bài liên quan
  • Ba Vì (Hà Nội): Triển vọng phát triển chăn nuôi đà điểu
    Moitruong.net.vn – Tận dụng diện tích chăn thả rộng, chăn nuôi đà điểu đang phát triển mạnh đã và đang trở thành lợi thế của huyện Ba Vì, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại huyện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP Nam Định: Phát triển trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ