Trà Vinh đầu tư hơn 80 tỷ đồng xây dựng hai công trình kè chống sạt lở bờ sông

Bảo Bình (t/h)|26/07/2019 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Kè chống sạt lở ở Trà Vinh ngoài mục đích bảo vệ ổn định bờ sông Cổ Chiên, bảo vệ dân cư đang sinh sống còn kết hợp để phát triển du lịch sinh thái.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa có Quyết định giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư của dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên thuộc địa phận cù lao ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh và dự án kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển trên địa phận xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải.

Công trình kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên được thiết kế, gồm chân kè có cao trình +0,5, kết cấu chân kè tại cao trình +0,5 là dầm khóa chân bằng bêtông cốt thép, kích thước 50x40cm; thân kè từ cao trình +2,1 đến cao trình +2,8 kết cấu bằng bêtông cốt thép, kích thước 50x70cm; vỉa hè được lát gạch, phía dưới lớp gạch là bêtông lót đá 4×6; có năm cầu thang lên xuống sông, với khoảng cách trung bình 100m/cầu thang.

Cụ thể là dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên thuộc địa phận cù lao ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh và dự án kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển trên địa phận xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải. Hai dự án này sẽ được xây dựng trong năm 2019, với tổng mức đầu tư là 84 tỷ đồng.

Trong đó, Công trình kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên có tổng mức đầu tư là 36 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương hỗ trợ không quá 30 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 6 tỷ đồng). Mục đích là bảo vệ ổn định bờ sông Cổ Chiên, bảo vệ vườn cây ăn trái và dân cư đang sinh sống còn kết hợp chỉnh trang cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái.

Công trình này được thiết kế, gồm chân kè có cao trình +0,5, kết cấu chân kè tại cao trình +0,5 là dầm khóa chân bằng bêtông cốt thép, kích thước 50x40cm; thân kè từ cao trình +2,1 đến cao trình +2,8 kết cấu bằng bêtông cốt thép, kích thước 50x70cm; vỉa hè được lát gạch, phía dưới lớp gạch là bêtông lót đá 4×6; có năm cầu thang lên xuống sông, với khoảng cách trung bình 100m/cầu thang.

Ngoài ra, công trình còn có hạng mục hệ thống giao thông nông thôn cho tải trọng trục xe thiết kế 2,5 tấn, tải trọng kiểm soát xe vượt tải 6 tấn; cống thoát nước bố trí dọc theo tuyến kè khoảng cách trung bình 25m/hố và thoát ra sông bằng ống nhựa HDPE.

Tổng mức đầu tư của công trình kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh là 48 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 40 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 8 tỷ đồng). Mục đích nhằm khắc phục nước biển dâng gây sạt lở, xói lở bờ biển, đảm bảo an toàn cho vùng nội đồng và tuyến đê biển mới phía trong mùa gió chướng.

Đối với kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh, có chiều dài toàn tuyến kè là 500m, kể cả khóa kè, dạng kè bảo vệ bờ trực tiếp, gồm ba phần chính là đỉnh kè có tường chắn sóng bêtông cốt thép, đỉnh tường có kết cấu uốn cong của dạng tường hắt sóng, cao trình đỉnh tường +4,8m, chiều rộng đỉnh tường 0,6m; phần hành lang vỉa hè rộng 3,5m.

Mái kè phía biển biến đổi từ cao trình +3,55m đến cao trình -1,5m, mái được lát bằng kết cấu tự chèn dạng cấu kiện mảng mềm dày 33cm. Công trình còn có một số hạng mục khác như bố trí độ dốc đỉnh kè, mặt đường nội bộ đỉnh kè…

Mới đây nhất, tỉnh Trà Vinh cũng vừa quyết định đầu tư 35 tỷ đồng thực hiện dự án Di dân khẩn cấp vùng sạt lở thị trấn Cầu Ngang và xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang. Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 15 tỷ đồng, số tiền còn lại do ngân sách tỉnh đối ứng.

Dự kiến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2020, dự án sẽ giải quyết được chỗ ở ổn định 242 hộ dân tại vùng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn. Đồng thời, bảo vệ hơn 700 hộ dân đang có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở.

Bảo Bình (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trà Vinh đầu tư hơn 80 tỷ đồng xây dựng hai công trình kè chống sạt lở bờ sông