Trà Vinh: Nông dân phấn khởi khi hải sản được giá

Châu Anh|10/04/2021 02:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nông dân tỉnh Trà Vinh đang phấn khởi vì giá nhiều loại thủy sản như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, nghêu, sò huyết… không ngừng tăng cao trong thời gian gần đây.

Nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh rất phấn khởi vì giá nhiều loại hải sản, như cua biển, nghêu, vọp, sò huyết,.. không ngừng tăng cao từ đầu tháng 4 đến nay.

Cụ thể, hiện giá tôm sú sáng ngày 9/4 loại từ 10-12 con/kg có giá 350.000 đồng/kg; loại 20 con/kg giá 295.000 đồng/kg và loại 30 con/kg giá 225.000 đồng/kg; giá tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá 170.000 đồng/kg, loại 50 con/kg có giá 130.000 đồng/kg; cua biển loại I từ 1-2 con/kg có giá 238.000 đồng/kg; cua gạch loại 3 con/kg có giá từ 380.000 – 400.000 đồng/kg; sò huyết loại 40 – 50 con/kg có giá 90.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa

Được biết, nguồn cung ứng một số loại hải sản, như: tôm sú, tôm thẻ, cua biển, sò huyết trong tỉnh Trà Vinh hầu hết của nông dân thu hoạch từ mô hình nuôi quảng canh với đa dạng con nuôi xen canh. Bởi, hiện nay là thời điểm nông dân vùng ngập mặn đang tập trung cải tạo ao hồ để bắt đầu vụ nuôi tôm, nuôi cua biển, sò huyết của năm 2021.

Ngoài ra, nhiều năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh luôn khuyến cáo nông dân ở các vùng ven biển chọn con cua biển làm đối tượng nuôi để thay thế một vụ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm, nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng về thời tiết và tác động môi trường trong thời gian chuyển giao giữa mùa nắng và mùa mưa.

Cụ thể như năm nay, lịch thả tôm giống trên địa bàn tỉnh được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo thả tôm giống rãi vụ và thời điểm thích hợp nhất từ tháng Tám đến tháng Chín.

Cua biển rất dễ nuôi, sinh trưởng tốt kể cả trong điều kiện bị tác động xấu về thời tiết môi trường như độ mặn tăng cao đột ngột, sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm. Nuôi cua biển không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thức ăn cho cua chủ yếu là thức ăn từ nguồn cá tạp, hến, còng…, nên nuôi cua biển cho nguồn lợi nhuận rất ổn định.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã tiến hành giao khoán 5.120 ha rừng ngập mặn trong tổng diện tích hơn 9.160 ha rừng của toàn tỉnh để người dân bảo vệ và sản xuất mô hình rừng – tôm để có thu nhập nâng cao cuộc sống. Bên cạnh đó, tại các huyện ven biển như: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, có hơn 4.000 ha rừng – tôm do người dân tự trồng để kết hợp nuôi tôm sú sinh thái (quảng canh).

Đây là mô hình đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ được môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu. Bình quân 1 ha sản xuất kết hợp theo tỷ lệ 40 % diện tích rừng và 60% diện tích mặt nước xen canh nuôi tôm sú, cua biển, vọp, sò huyết, mỗi năm cho hộ nông dân mức thu nhập khoảng 70 triệu đồng.

Châu Anh 

Bài liên quan
  • Hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng
    Moitruong.net.vn – Tình hình thời tiết giai đoạn chuyển mùa có nguy cơ gây hại cho tôm hùm nuôi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa từ tháng 4 đến tháng 5/2021, các yếu tố môi trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm hùm nuôi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trà Vinh: Nông dân phấn khởi khi hải sản được giá