Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Cho nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ hoặc giết sâu bọ.
Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.
Theo quan niệm cổ truyền, người dân Việt có thói quen ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ như một cách để trừ tà, diệt sâu bọ gây hại.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết "diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để may mắn
Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Người xưa quan niệm trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
Khảo cây vào giờ Ngọ
Tại thời khắc mặt trời lên đến đỉnh đầu vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ bắt đầu đi khảo cây. Đây là một hành động đánh vào cây để kiểm tra những vấn đề mà cây đó đang gặp phải.
Để thực hiện phong tục này cần có 2 người: Một người đóng vai cây và phải trèo lên cây, một người cầm dao gõ vào gốc cây và vấn đáp một số câu hỏi như: Mùa sau cây có ra nhiều quả không? Tại sao năm nay lại cho ra ít quả thế?...
Tắm nước lá
Vào ngày mùng 5/5, sau khi ăn cơm rượu nếp để giết sâu bọ, nhiều gia đình chuẩn chuẩn bị nước tắm từ các loại thảo dược như lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng, việc tắm lá thuốc giúp cơ thể thơm tho, khoan khoái dễ chịu, trị được cảm mạo và xua mầm bệnh.
Nhiều người cũng dùng nước lá thơm để gội đầu, xông.
Hái lá thuốc
Theo quan niệm truyền thống, 12 giờ trưa là thời điểm dương khí tốt nhất vì ánh nắng tỏa ra nhiều nhất. Do đó, hái lá thuốc vào thời điểm đó sẽ có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phong tục này chỉ diễn ra ở một số địa phương.
Phóng sinh
Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lành trong năm nên sẽ vô cùng thích hợp để phóng sinh. Phóng sinh là việc thiện và sẽ mang lại phước lành, may mắn cho người thực hiện.