(Moitruong.net.vn) – Trận động đất 7,5 độ richter hôm 28/9 tạo ra sóng thần cao 6m đã tấn công thành phố Palu với 600 nghìn người dân tại đảo Sulawesi (Indonesia), khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng. Qua đó, đối chiếu vào Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu chúng ta chỉ có chỉ có 30 phút chuẩn bị đối phó sóng thần.
Chất lượng không khí tại các điểm giao thông ở Hà Nội xấu đi
Quảng Bình: Dân than trời từ những điểm tập kết rác ô nhiễm bên QL 1A
Hình ảnh đau thương của sóng thần Indonesia trong thảm họa vừa qua
Chính phủ Indonesia đang vấp phải sự chỉ trích lớn từ phía dư luận về việc rút lại cảnh báo sóng thần quá sớm, khiến cho người dân chủ quan và dẫn tới thảm kịch. Nguyên nhân của thảm kịch được cho là do lỗi chủ quan của con người. Bởi trên thực tế, Indonesia có hệ thống cảnh báo sớm sóng thần được quốc tế hỗ trợ rất hiện đại, có quy mô lớn nhất thế giới.
Từ sự việc đó, nhìn nhận tại Việt Nam, qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi nhận 2 nguồn phát sinh sóng thần có thể ảnh hưởng đến bờ biển của chúng ta: Một là ở bờ Tây Philippines (nguồn phát sinh sóng thần nguồn xa); Hai là ở bờ biển miền Trung và Nam Trung Bộ có dải đứt gãy kinh tuyến 109 (nguồn phát sinh sóng thần nguồn gần).
Do đó, Việt Nam có khoảng 1 tiếng rưỡi để sơ tán người dân khi có sóng thần nguồn xa và chỉ khoảng 30 phút khi có sóng thần nguồn gần – nhận định của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.
Quỳnh Dao (T/h)