(Moitruong.net.vn) – Trước những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa, đặc biệt là lĩnh vực nhựa tái chế cần phải có các giải pháp công nghệ – kỹ thuật thân thiện môi trường.
Cần Thơ: Vỡ bờ bao, hàng chục hộ dân điêu đứng
Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê của Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên &Môi trường, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia xả nhiều rác thải biển nhất thế giới. Với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trong đó, túi ni lông chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải và hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội, từ đô thị đến nông thôn. Theo đó, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi nilon/năm. Khu vực đô thị, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tại Việt Nam sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh. Thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt…
Ngày 5/10, hội thảo “Đầu tư xử lý chất thải nhựa ở Việt Nam, cơ hội và thách thức” diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su (VietnamPlas 2018), ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, dư địa trong ngành nhựa tại Việt Nam rất lớn. Hiện tại, các đơn vị sản xuất tại Việt Nam chỉ làm nguyên liệu đầu cuối nên dẫn đến phục thuộc nước ngoài (80% nguyên liệu nhựa nhập khẩu), chính vì vậy nhà nước cần chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư và DN nội địa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu trong nước. Đồng thời, phải tập trung thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm tái chế, tạo ra thói quen sử dụng và phân loại đầu nguồn, để tận dụng hiệu quả nguồn phế liệu trong nước.
Để hỗ trợ vốn cho các DN, ông Trần Kiên đại diện Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF), cho biết, 8 lĩnh vực ưu tiên mà VEPF tập trung cho vay trong thời gian vừa qua gồm: Xử lý nước thải công nghiệp tập trung; nước thải sinh hoạt tập trung trên 2500m3/ngày; Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung; Xử lý rác thải sinh hoạt… Các tiêu chí để Quỹ lựa chọn DN được vay vốn là tính cấp thiết và hiệu quả môi trường; tính kinh tế và khả năng tài trợ; quy mô và tính đặc thù… Ông Kiên cho rằng, các DN ngành nhựa khi có dự án đúng tiêu chí sẽ được VEPF hỗ trợ vốn.
Minh An (T/h)