Xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh

Minh Châu|14/01/2021 09:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn –  Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai có hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống của nông dân, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2016-2020, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai có hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới.

Nhờ đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng, khẳng định nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò trụ đỡ, then chốt cho sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế.Trong 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp liên tục đạt từ 2,8-3%, đây là tốc độ cao trên thế giới.

Ảnh minh họa

Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô sản xuất nông sản của nước ta ngày một lớn mạnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu dân trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc.

hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh, văn minh, giàu đẹp và người nông dân mới làm chủ khoa học kỹ thuật, có trình độ văn hoá cao. Trong đó, ngành Nông nghiệp xác định thực hiện 2 chương trình lớn: Cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; từ đó, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; nâng cấp và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Cùng với đó, toàn ngành đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông nghiệp thuỷ sản; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản gắn với hội nhập quốc tế; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Với chủ đề phong trào thi đua trong giai đoạn 2020-2025 “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn giàu có, nông thôn văn minh”, các phong trào thi đua yêu nước phát động sâu rộng trong công nhân, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp; gắn thi đua với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của mỗi người nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo thế mạnh của vùng miền và nhu cầu thị trường; phát triển liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp…

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; chế biến công nghệ cao; phát triển công nghiệp phụ trợ. Hình thành các cụm công nghiệp dịch vụ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất; phát triển hệ thống logistic để nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản gắn với hội nhập quốc tế.

Phát triển, tổ chức lại thị trường tiêu thụ nông sản, kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu với mục tiêu chung là tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản cho nông dân; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và quốc tế. Tận dụng tốt cơ hội của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn văn minh. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ bảo tồn và phát triển các làng nghề; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh cải cách hành chính và năng lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp; thực hiện Chính phủ điện tử; thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa quốc gia, một cửa Asean.

Minh Châu

Bài liên quan
  • Sẵn sàng xả nước đổ ải vụ Đông Xuân 2021
    Moitruong.net.vn – Ngày 7/1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, để đảm bảo đủ nước và đảm bảo điện phục vụ bơm nước gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2020-2021, EVN đã chuẩn bị sẵn sàng phục vụ xả nước đổ ải cho vụ Đông Xuân 2021 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh