Xỷ lý mạnh những lễ hội biến tướng

Ngọc Lan (T/H)|08/09/2018 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Quảng Nam tăng cường ứng phó sự cố, cháy nổ

(Moitruong.net.vn) – Mới đây, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ đã đưa ra nhiều quy định cứng rắn, biện pháp mạnh nhằm đưa lễ hội trở về với giá trị vốn có của nó, trong đó có quy định “Tạm ngừng tổ chức lễ hội”. 

>>>Trà Vinh: Mở lớp tập huấn trồng rau trên đất giồng cát

>>>Hoài niệm Hà Nội phố

Những lễ hội biến tướng sẽ bị tạm dừng tổ chức. Ảnh: minh họa/Nhân dân

Cụ thể, việc tạm dừng tổ chức lễ hội sẽ được áp dụng với các lễ hội sai lệch nội dung, giá trị gốc của lễ hội; lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người; xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương; có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.

Nghị định cũng đưa ra những quy định nền tảng để nâng cao hiệu lực quản lý lễ hội như việc tổ chức phải đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả, đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa. Đặc biệt, giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa. Nghi lễ trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam…

Với những lễ hội văn hóa trong nước, lễ hội có nguồn gốc nước ngoài lần đầu được tổ chức hoặc có thời gian tổ chức gián đoạn từ 2 năm trở lên… sẽ phải làm hồ sơ đăng ký và chỉ được tổ chức khi có văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh, trước khi Nghị định được ban hành, trên thực tế, công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở nhiều địa phương vẫn chưa được chính quyền các cấp quan tâm triệt để, đôi lúc vẫn bị “phó mặc” là trách nhiệm của Bộ VHTTDL. Tuy nhiên khi Nghị định ra đời sẽ rất rõ ràng việc phân cấp, phân trách nhiệm quản lý lễ hội đối với các địa phương, đặc biệt đối với những lễ hội truyền thống, tùy theo quy mô và tính chất ở từng lễ hội…

Đây là Nghị định đầu tiên thiết lập một hành lang pháp lý có tính hệ thống để đưa hoạt động lễ hội với muôn hình vạn trạng đi vào nền nếp. Đặc biệt, nhằm khắc phục những biến tướng, thương mại hóa lễ hội, Nghị định nhấn mạnh: không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhiều biến tướng khác trong đời sống lễ hội đã từng khiến dư luận bức xúc như các nghi thức hủ tục, chém giết, bạo lực, phản cảm; các lễ hội đông người, có hiện tượng xô đẩy, tranh cướp lộc… theo quy định tại Nghị định sẽ được điều chỉnh bằng những điều khoản rõ ràng.

Ngọc Lan (T/H)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Xỷ lý mạnh những lễ hội biến tướng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.