Thực phẩm hữu cơ (organic) là thuật ngữ dùng để chỉ những thực phẩm được trồng, xử lý và chế biến an toàn với môi trường, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón...
Mặc dù thực phẩm hữu cơ hiện chỉ chiếm chưa đến 10% doanh số bán thực phẩm tại Mỹ, nhưng số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ của chúng đang tăng lên.
Ưu điểm của thực phẩm hữu cơ
Ít thuốc trừ sâu
Mặc dù trái cây và rau hữu cơ không hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, nhưng thuốc trừ sâu được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên sẽ ít độc hại hơn nhiều so với các hóa chất được sử dụng trên những sản phẩm thông thường.
Linda Fears, một huấn luyện viên dinh dưỡng cho biết: “Ăn các sản phẩm hữu cơ giúp bạn giảm tiếp xúc với dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn kháng kháng sinh”.
Lành mạnh hơn
Trái cây và rau hữu cơ có nhiều chất chống oxy hóa hơn 20-40% so với những loại thông thường, theo đánh giá của 343 nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh.
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Viện Y tế Công cộng Quốc gia ở Ba Lan cho thấy thực phẩm hữu cơ có hàm lượng kim loại độc hại thấp hơn và hàm lượng vitamin C, polyphenol cao hơn (các hợp chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe) như như bảo vệ chống lại bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
Tốt cho môi trường
Canh tác hữu cơ ít tạo ra ô nhiễm hơn, tiết kiệm nước và giúp đất lành mạnh hơn (đồng thời làm giảm xói mòn).
Nhược điểm của thực phẩm hữu cơ
Chi phí cao
Điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy nhất khi chọn mua thực phẩm hữu cơ là chi phí cao. Do đó, nếu tài chính không cho phép, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm thay thế hoặc chọn các địa chỉ cung cấp có uy tín.
Sử dụng nhiều đất hơn
Theo một nghiên cứu của Đại học Công nghệ Chalmers ở Thụy Điển, trồng thực phẩm hữu cơ thường đòi hỏi diện tích đất nhiều hơn so với việc canh tác theo cách thông thường.
Những thực phẩm hữu cơ mà bạn nên mua
Mỗi năm, nhóm Công tác Môi trường phi lợi nhuận (EWG) công bố cái gọi là danh sách các sản phẩm hữu cơ nên mua, dựa trên khuyến cáo của Chương trình Hữu cơ Quốc gia do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và FDA.
Dâu tây
Rau chân vịt (cải bó xôi, rau bina)
Cải xoăn (cải kale)
Xuân đào
Táo
Nho
Ớt chuông và ớt cay
Anh đào
Đào
Lê