10 vấn đề liên quan giữa nước và trẻ em trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trang Thư|23/03/2021 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Biến đổi khí hậu đang làm cho những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này trở nên phổ biến hơn. Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng nước mà trẻ em cần để tồn tại.

Ngày Nước thế giới năm 2021 có chủ đề là “Giá trị của nước” tập trung vào việc tôn vinh giá trị của nước và nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc khủng hoảng nước toàn cầu, với trọng tâm cốt lõi là thúc đẩy các hành động để đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững số 6 (SDG6): Nước và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Thế nhưng, biến đổi khí hậu hiện nay đang làm thay đổi, phá vỡ các hình thái thời tiết, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, không dự đoán được nguồn nước, gây trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn cấp nước. Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và số lượng nước đối với trẻ em.

Ngày nay, biến đổi khí hậu đang làm cho những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này trở nên phổ biến hơn. Sự thay đổi về khí hậu được thấy rõ thông qua sự thay đổi của nước và điều này có thể khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.

1/5 trẻ em trên thế giới bị thiếu nước sạch cho nhu cầu hàng ngày

Ủy ban Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) đã thống kê 10 vấn đề liên quan giữa nước và trẻ em trong bối cảnh biến đổi khí hậu như sau:

1. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những thay đổi trong chu trình nước tự nhiên đang khiến việc tiếp cận nước uống an toàn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trẻ em sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

2. Khoảng 74% hiện tượng thiên tai từ năm 2001 đến 2018 có liên quan đến nước, như hạn hán và lũ lụt. Với tần suất và cường độ thiên tai dự kiến sẽ tăng lên cùng với những biến đổi khí hậu sẽ gây ra những tác động lớn đến thế giới và đặc biệt là trẻ em.

3. Có khoảng 450 triệu trẻ em hiện đang sống ở các khu vực dễ bị tổn thương và ảnh hưởng khi mực nước dâng cao (ở sông, hồ, hay ven biển). Điều này cũng đồng thời với việc sẽ không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho số lượng trẻ em sinh sống tại khu vực này.

4. Khi thiên tai xảy ra, sẽ có thể phá hủy hoặc làm ô nhiễm toàn bộ nguồn cung cấp nước, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tả, thương hàn. Đây cũng là những bệnh mà trẻ em dễ mắc phải.

5. Nhiệt độ trái đất tăng do biến đổi khí hậu có thể gây ra những mầm bệnh trong các nguồn nước ngọt, làm cho nguồn nước này trở nên nguy hiểm cho người sử dụng.

6. Nước bị ô nhiễm đe dọa rất lớn đến cuộc sống của trẻ em. Các loại bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

7. Mỗi ngày có trên 700 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do bệnh tiêu chảy. Một trong những nguyên nhân là không đủ nước để dùng hoặc thiếu vệ sinh hoặc vệ sinh không đảm bảo an toàn.

8. Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những áp lực, căng thẳng về nước đặc biệt đối với những khu vực có nguồn nước cực kỳ hạn chế sẽ có thể làm tăng tăng thêm các cạnh tranh về nước, thậm chí là xung đột.

9. Dự đoán đến năm 2040, gần như cứ 4 trẻ em sẽ có 1 trẻ sống ở những khu vực có mức độ căng thẳng cao về nước.

10. Mực nước biển dâng cao đang khiến nước ngọt bị nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến nguồn nước mà hàng triệu người đang sinh sống ở những khu vực này.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay. Chúng ta phải hành động, những hành động thiết thực về nước chính là một phần của giải pháp. Việc thích ứng với tác động nước khi khí hậu biến đổi sẽ bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của trẻ em. Hơn nữa, việc sử dụng nước hiệu quả hơn và những giải pháp hướng tới hệ thống nước chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ làm giảm khí nhà kính đảm bảo cho tương lai của trẻ em sau này.

Thế giới cần phải sử dụng nước một cách thông minh. Unicef kêu gọi tất cả mọi người đều thể hiện vai trò của mình, có những hành động cấp thiết đóng góp vào những hoạt động chung của thế giới.

Trang Thư

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
10 vấn đề liên quan giữa nước và trẻ em trong bối cảnh biến đổi khí hậu
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.