68% trẻ em độ tuổi 1-14 từng bị bạo hành

Minh Anh (t/h)|14/12/2019 04:05
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bạo hành về thể xác hoặc tinh thần đã và đang để lại những hậu quả tâm lý rất nặng nề trong sự phát triển và trưởng thành của trẻ em hiện nay.

Thống kê ở Việt Nam cho thấy, có 50% trẻ em gặp vấn đề bạo hành tại gia đình và nhà trường. 68% trẻ em trong lứa tuổi từ 1-14 từng bị cha mẹ, người thân bạo lực thể chất, tinh thần.có khoảng 20% trẻ em 8 tuổi bị trừng phạt thân thể ở trường học, Trẻ em không chỉ bị bạo lực mà còn bị xâm hại tình dục. Và bạo hạnh đã để lại những hậu quả tâm lý rất nặng nề trong sự phát triển và trưởng thành của trẻ em.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, trẻ em còn bị bóc lột, một khảo sát cho kết quả có khoảng 1,75 triệu trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện độc hại với mức lương công rẻ mạt, phải làm việc trong môi trường không đảm bảo sức khỏe và thời gian làm việc bị ép từ 11-12 tiếng, thậm chí 16 tiếng/ngày.

Chưa kể, trẻ em còn là nạn nhân của buôn bán người, bị bỏ rơi, sát hại. Tình trạng buôn bán người hiện nay xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, có xu hướng gia tăng. Một bộ phận bị buôn bán trong nước, một bộ phận bị buôn bán ra nước ngoài, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, vô thừa nhận… Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục, bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị đánh mắng, nhưng theo em chủ yếu vì cha mẹ, thầy cô không hiểu tâm lý của trẻ. Trẻ em không thể nên người nhờ đòn roi và trừng phạt thể chất, tinh thần của trẻ là vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, dù bất kỳ người đó là ai, cha mẹ hay thầy cô.

Tính chất vụ việc bạo lực xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng, vi phạm chuẩn mực đạo đức như người cao tuổi xâm hại tình dục trẻ em, thầy giáo xâm hại nhiều học sinh, cha đẻ xâm hại tình dục con gái ruột, cha dượng hiếp dâm con gái riêng của vợ…

Chính vì thế, cần có cơ chế rà soát đánh giá lại các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng. Qua đó, giúp các cơ quan giám sát sẽ phát hiện vấn đề về luật pháp còn bất cập để hoàn thiện, đồng thời giúp cho các cơ quan tố tụng xây dựng quy trình xử lý hiệu quả hơn với các hành vi vi phạm pháp luật cũng như tội phạm xâm phạm bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
68% trẻ em độ tuổi 1-14 từng bị bạo hành
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.