Ấn Độ: Cấm hoàn toàn việc sử dụng nhựa dùng một lần từ 1/7

Ngọc Minh|01/07/2022 15:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Kể từ 1/7, lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng nhựa dùng một lần tại Ấn Độ sẽ có hiệu lực.

minh.jpg
Ảnh minh họa.

Để thực thi hiệu quả lệnh cấm đối với các mặt hàng nhựa sử dụng một lần, chính phủ Ấn Độ sẽ thành lập các phòng kiểm soát cấp quốc gia và cấp bang để kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, dự trữ, phân phối và sử dụng các mặt hàng nhựa sử dụng một lần bị cấm.

Theo Quy tắc sửa đổi về quản lý chất thải nhựa, được ban hành năm 2021, Ấn Độ đã cấm sản xuất, nhập khẩu, dự trữ, phân phối và sử dụng túi đựng bằng nhựa có độ dày dưới 0.075mm. Các loại túi xách bằng nhựa có độ dày dưới 0.12 mm cũng sẽ bị cấm, bắt đầu từ ngày 31/12/2022.

Trước đó, vào ngày 27/6, Hiệp hội Liên minh công nghiệp và nhiệt điện Ấn Độ (TAIA) đã kêu gọi chính phủ không áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với nhựa sử dụng một lần và thay vào đó thực hiện theo từng giai đoạn.

Các nhà sản xuất đồ uống và các hiệp hội ngành đã kiến ​​nghị chính phủ cho phép loại bỏ dần ống hút nhựa sử dụng cho các hộp nước trái cây, đồ uống có ga và sữa. Các công ty này cho rằng, việc chính phủ áp dụng lệnh cấm sẽ dẫn đến một số thách thức như hạn chế nguồn cung và các mặt hàng thay thế, như ống hút giấy nhập khẩu, do đó làm tăng chi phí.

Theo trang india.com, mỗi ngày Ấn Độ thải ra môi trường trung bình khoảng 15.000 tấn rác thải nhựa, trong đó khoảng 60% được thu gom và tái chế.

Theo thống kê của Liên đoàn Phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ, lượng rác thải tính trung bình đầu người mỗi năm tại quốc gia 1,3 tỷ dân này là khoảng 11kg.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ấn Độ: Cấm hoàn toàn việc sử dụng nhựa dùng một lần từ 1/7