Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do bạo lực tình dục

Hoàng Yến (Theo CNN)|26/06/2018 23:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Ấn Độ đứng đầu danh sách bởi nguy cơ cao về bạo lực tình dục và lao động nộ lệ, tiếp đến là đất nước Somalia, Saudi Arabia, Pakistan, Congo, Yemen, Nigeria cũng là những quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ.

>>> Nghệ An phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình

Phụ nữ Ấn Độ đấu tranh chống bạo lực

Theo khảo sát của Tổ chức Thomson Reuters Foundation đối với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, 9 trong 10 quốc gia có đối tượng là phụ nữ có nguy cơ cao về bạo lực tình dục và lao động nộ lệ thuộc châu Á, Trung Đông và châu Phi. Vị trí thứ 10 là Mỹ, nước phương Tây duy nhất xuất hiện trong danh sách này do hiệu ứng từ phong trào #MeToo.

Theo CNN, Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do bạo lực tình dục, nạn buôn bán người cho công việc nội trợ, lao động bắt buộc, kết hôn cưỡng ép, nô lệ tình dục và nhiều lý do khác.

Nguy cơ phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục và bị buộc phải lao động nô lệ cho thấy Ấn Độ chưa giải quyết được những nguy hiểm mà phụ nữ phải đối mặt kể từ khi xảy ra vụ hãm hiếp và giết hại một nữ sinh trên một chiếc xe bus ở New Delhi năm 2012. Các trường hợp tội phạm chống lại phụ nữ đã tăng 83% từ năm 2007 đến năm 2016 với 39.000 vụ.

Ấn Độ cũng là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới vì truyền thống văn hóa ảnh hưởng đến phụ nữ như các vụ tấn công acid, cắt bỏ bộ phận sinh dục, hôn nhân trẻ em và lạm dụng thể chất. Trong cuộc khảo sát cách đây 7 năm, Ấn Độ đứng thứ 4 trong danh sách này.

Xếp thứ hai là đất nước bị chiến tranh tàn phá Afghanistan, với tình trạng bạo lực phi tình dục đối với phụ nữ tồi tệ nhất. Syria, đang phải trải qua cuộc xung đột đã kéo dài 7 năm, cũng được xem là đất nước nguy hiểm thứ hai về bạo lực tình dục và tiếp cận chăm sóc y tế.

Hoàng Yến (Theo CNN)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do bạo lực tình dục
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.