Hiệu quả của vaccine được đánh giá bằng cách theo dõi phản ứng của chuột sau 2 tuần sử dụng liều cuối cùng. Kết quả cho thấy chúng được bảo vệ khỏi phản ứng dị ứng.
Nếu được thử nghiệm thành công ở người, vaccine hứa hẹn sẽ giúp ích cải thiện cuộc sống của hàng triệu người. Cơ chế hoạt động của vaccine mới là “lập trình lại” phản ứng của cơ thể người đối với chất dị ứng của lạc.
Triệu trứng của những người dị ứng với lạc phát gia tăng theo từng cấp độ từ buồn nôn, nôn, đến sốc mẫn cảm và sau cùng là tử vong. Theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Preethi Eldi, hiện có khoảng 3% trẻ em ở Australia bị dị ứng lạc.
Hàng triệu người bị dị ứng đậu phộng có thể sẽ sớm được ăn loại thực phẩm này mà không sợ nguy hiểm đến tính mạng.
Loại thuốc này có chứa protein chiết xuất từ lạc. Thuốc đã được thử nghiệm trên 551 người ở 10 quốc gia, từ 4 – 55 tuổi, trong thời gian 1 năm.
Trước khi dùng thuốc, các bệnh nhân không thể ăn quá 1/3 hạt lạc. Sau khi cuộc thử nghiệm kết thúc, 67% số bệnh nhân đã có thể ăn được 2 hạt lạc.
Dị ứng lạc không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của cả gia đình, mà bệnh còn gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, việc cho ra đời vaccine chống dị ứng lạc có ý nghĩa quan trọng giúp các gia đình có người thân mắc chứng bệnh này thoát khỏi sự e ngại về những vấn đề nguy hiểm do bệnh gây nên.
Các nhà khoa học hy vọng vaccine này có thể bảo vệ được lâu hơn 2 tuần, tuy nhiên họ cũng cho biết cần phải có thêm nhiều thử nghiệm nữa.
Ngọc Linh (t/h)