Lính cứu hỏa ở New South Wales đã được chính quyền địa phương huy động để cứu khu rừng thông Wollemi, loài thông từ thời tiền sử. Hiện tại, chỉ còn chưa tới 200 cây thông tồn tại trong tự nhiên ở một hẻm núi tại khu vực Blue Mountains, phía tây bắc Sydney, bang New South Wales, nơi đã bị cháy rừng tàn phá trong nhiều tháng qua.
Hóa thạch lâu đời nhất của các loài thông quý hiếm có từ 90 triệu năm trước và những cây thông được cho là đã tồn tại trong thời kì kỉ Jura.
Dù được bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên trước các vụ cháy rừng tàn khốc vừa qua ở Úc đã khiến một số cây thông quý trong Công viên Quốc gia Wollemi đã bị đốt cháy.
Trong một khu vực được giữ bí mật để bảo đảm sự an toàn và môi trường trong sạch.
Các lính cứu hỏa đã phải triển khai nhiều máy bay để thả chất chống cháy xuống khu rừng. Trực thăng cũng đưa các lính cứu hỏa di chuyển xuống hẻm núi để thiết lập một hệ thống cung cấp độ ẩm cho khu rừng.
Matt Kean, Bộ trưởng Môi trường bang New South Wales, cho biết: “Đây là một hoạt động bảo vệ môi trường chưa từng có. Trong khi một số cây đã bị cháy rừng thiêu rụi, phần còn lại của khu rừng đã được bảo vệ”, ông Matt Kean nói trong một tuyên bố vào ngày 15/1.
Những cây thông Wollemi, hơn 200 triệu năm tuổi, xuất hiện trước nhiều loài khủng long, được cho là đã bị tuyệt chủng cho đến khi khu rừng thông Wollemi được phát hiện vào năm 1994.
Vị trí của khu rừng vẫn là một bí mật được giữ kín để bảo vệ những cây thông không bị phá hủy bởi khách du lịch.
Nhiều cây thông đã được di chuyển và phân phối tới các vườn thực vật trên khắp thế giới để bảo tồn loài, tuy nhiên, hẻm núi Wollemi là nơi duy nhất loài thông này sống trong môi trường tự nhiên.
Tính đến ngày 15-1, các đám cháy rừng ở Úc khiến 28 người chết, hơn 2.000 ngôi nhà bị thiêu hủy, hơn 10 triệu ha rừng bị cháy. Khói mù do cháy rừng cũng khiến thủ đô Canberra và thành phố Melbourne nằm trong danh sách 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Mai Anh (t/h)